Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bạn đã thực sự có một kỳ nghỉ chưa?

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Một lớp tập bơi. Ảnh: T.LĐến mùa hè, hàng ngàn người dân sẽ đổ xô đi nghỉ ở những vùng ấm áp hoặc thích đi nghỉ ở gần nhà. Nhưng dù thế nào thì mục đích của họ cũng là nghỉ ngơi cho tốt… Dưới đây là một vài lời khuyên là làm thế nào đạt được mục tiêu này mà không biến kỳ nghỉ thành những căng thẳng thần kinh (stress) mới cho cơ thể.

Chúng ta thường tắm nhiều vào những ngày hè, vì cơ sở sinh lý của việc tắm – đó là phản ứng của con người đối với các nhân tố cơ học, nhiệt học và hóa học mà đáp lại chúng là những cơ chế điều chỉnh nhiệt lý học và hóa học, giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi với môi trường. Tắm giúp phục hồi khả năng miễn dịch (immunity), cải thiện trao đổi chất, làm cho da thở, tăng sinh lực và giúp phấn chấn tinh thần.

Cũng như tập thể dục, bơi làm cho tuần hoàn máu và hô hấp tốt hơn, giảm đau nhức cơ bắp và dây thần kinh, giúp hồi phục và tăng thể tích hoạt động ở các khớp xương, nhưng chỉ khi bơi một cách hợp lý khoa học. Những người bị chứng nhồi máu cơ tim (cardiac infarction), mới qua giải phẫu, cũng như những người mắc bệnh động kinh, co giật chân tay, bị yếu tim – phổi mạn tính thì không nên bơi lâu.

Bơi tốt nhất nên bắt đầu với nhiệt độ nước và không khí tối thiểu là 15-16oC. Thời gian lý tưởng để bơi là buổi sáng và buổi chiều và thời gian cho khi tắm lần đầu từ 5-6 phút, dần dần tăng lên 20-30 phút. Lúc đầu, bạn nên bơi 2-3 lần/ngày (trong suốt thời gian nóng hè oi bức) và mỗi lần cách nhau chừng 3-4 giờ đồng hồ. Khi người đang nóng toát mồ hôi, vừa ăn no, say rượu, cũng như người mắc bệnh huyết áp cao động mạch (arterial blood hypertension) thì không nên bơi.

Ngoài ra, vào mùa hè chúng ta còn thích phơi nắng, điều này cũng đúng, vì với liều lượng cho phép, ánh nắng có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương (CNS), làm cho quá trình trao đổi chất được tốt hơn, giúp cơ thể tổng hợp sinh tố nhóm D (vitamin D), ảnh hưởng tốt tới các tuyến nội tiết (endocrine glands), giúp gia tăng khả năng đề kháng (immunity) và trương lực cơ thể nói chung.

Nhưng khi phơi nắng quá mức (oversunbathing), ngay lập tức cơ thể chúng ta sẽ chịu tác dụng ngược lại. Những người mắc bệnh tim – mạch do thiếu máu cục bộ, huyết áp cao động mạch, bệnh não, bệnh giãn tĩnh mạch, béo phì (obesity), bệnh lao (tuberculosis), bệnh liệt run (Parkinsonism), bệnh động kinh, bệnh về mắt, gan, có nốt ruồi dạng u mao mạch và trẻ em không nên phơi nắng trực tiếp.

Thời gian thích hợp nhất để tắm nắng – buổi sáng, từ 7-10 giờ. Lúc đầu chỉ nên phơi nắng từ 5-10 phút, sau đó tăng tới 1-2 giờ. Nên nhớ rằng khi tắm nắng phải đội mũ rộng vành, đeo kính râm (sunglasses) bảo vệ mắt, thường xuyên thay đổi tư thế và không được ngủ trên bãi biển. Đồng thời, khi ăn no, say rượu, bia cũng không nên tắm nắng.

Tuy nhiên, nếu da bạn bị cháy nắng (sunburn) thì nên kiêng tắm nắng 1-2 ngày. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước ép rau quả tươi (vegetofruit juice) và nước khoáng (mineral water) hơn, nếu bị tụt huyết áp thì có thể uống vài ly trà xanh (green tea) hay cà phê… Trong trường hợp này, dùng dưa chuột hay váng sữa (gồm chất béo, chất đạm, chất khoáng và các nhóm sinh tố), sữa chua (yogurt) để làm mặt nạ đắp mặt và dùng bôi lên lưng cũng rất tốt. Khi làn da bị cháy nắng, bạn nên dùng nước sắc từ cây bạc hà, cây ban (hay trái hạnh cũng được), vỏ cây sồi (cork Oak) để rửa mặt. Nếu da bị phỏng bóng nước thì không nên làm thương tổn vỡ ra mà hãy dùng thuốc chống bỏng (do bác sĩ chỉ định).

Nếu bạn hay bị say tàu xe (seasick) mà vẫn muốn tham gia du lịch hè bạn không nên ăn quá no khi di chuyển. Đồng thời, bạn nên mang theo thuốc Aeron, Validon, dầu bạc hà, cùng các loại trái cây như cam, quít, bưởi, hạt dẻ (chestnuts) và ít nước sắc cây bạc hà, hoa xôn – bạn hãy pha 4 muỗng nước sắc trên với 1 lít nước đun sôi, để nguội rồi cho thêm nước ép 1 trái chanh và dùng uống khi cần trong chuyến du lịch hè. Bạn cũng có thể trộn 5 trái chanh cắt nhỏ với 1 ly phúc bồn tử đỏ (Fructus), 1/2 ly trái mâm xôi (raspberry), 6 trái quít cắt nhỏ, rồi rắc đường lên và ăn sẽ rất có lợi cho sức khỏe trong chuyến đi nghỉ.

Khi đi tàu xe, bạn nên ngồi ở những hàng ghế phía trước, đừng đọc cũng như đừng dán mắt vào những mục tiêu lân cận mà nên hướng mắt nhìn ra xa. Nên tránh xa ngồi cạnh những người hút thuốc lá, ăn những thức ăn chứa nhiều chất đạm (protid), những người uống rượu, bởi lẽ những mùi bốc ra từ những người đó có thể kích thích bạn buồn nôn…

BS. Phạm Khắc Trí

Bình luận (0)