Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Quan tâm đặc biệt nhóm lao động dễ bị tổn thương

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các đại biểu tham dự diễn đàn cấp cao khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Như Lao Động đã đưa tin, từ 18-20 tại Manila (Philipinnes), đại diện 11 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã tham gia Diễn đàn cấp cao do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) chủ trì để thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng tới các nước và người lao động trong khu vực.

Theo đó, đại diện người lao động, người sử dụng lao động, đại diện các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Lao động đã đưa ra những đề xuất về mặt chính sách và biện pháp sẽ được triển khai ngay để giảm nhẹ tác động và thúc đẩy sự phục hồi nhanh, công bằng và bền vững hơn.

Mối quan tâm của các nước tại diễn đàn này là các ngành phụ thuộc vào xuất khẩu và kiều hối cũng như tác động suy thoái dây chuyền tới các ngành kinh tế khác, nhóm những người nghèo nhất và nhóm những người dễ bị tổn thương. Tâm điểm chú ý của các đại biểu tham gia diễn đàn là nguy cơ mất việc làm và những mối đe dọa tới việc làm bền vững. Với các nước có nguồn dự trữ tài chính hạn chế thì điều đáng lo ngại chính là năng lực giải quyết vấn đề này thông qua các gói kích cầu.

Vì vậy, đại biểu các nước nhấn mạnh rằng hành động của chính phủ và cộng đồng quốc tế cần có sự phối hợp và mang tính nhất quán. Các gói kích cầu phải toàn diện và hướng tới mục tiêu bảo vệ và tạo việc làm cũng như bảo trợ xã hội, coi đó là tâm điểm cho sự phục hồi và tăng trưởng bền vững.
Bà Sachiko Yamamoto – Giám đốc Văn phòng ILO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – cho rằng: "Cuộc khủng hoảng này rất nặng nề và chúng ta vẫn chưa nhìn thấy đáy của nó. Nhóm những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất có thể sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng khi nó lan rộng. Để đạt hiệu quả, chúng ta cần phải đảm bảo rằng mọi nền kinh tế và mọi tầng lớp trong xã hội đều được trợ giúp".
Được biết, cuộc họp toàn cầu về vấn đề này có sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế và Liên Hợp Quốc, sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 23.3.

Các giải pháp thực tế được đưa ra trên cơ sở bảo vệ và hỗ trợ các việc làm bền vững. Cụ thể:
– Thỏa ước tập thể và đối thoại xã hội đặc biệt về thương lượng số giờ làm việc linh hoạt, tiền công, dãn thợ tạm thời và trợ cấp thôi/mất việc;
– Triển khai nhanh các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và dân sinh thu hút nhiều LĐ, nhằm duy trì việc làm cho người LĐ cả hai giới, đặc biệt là những nhân công bị cắt giảm;
– Các giải pháp hỗ trợ DN bao gồm: Tiếp cận tín dụng cụ thể là tập trung vào các DN vừa và nhỏ cũng như các chủ DN;
– Tập trung hỗ trợ các ngành cụ thể như nông nghiệp, nông thôn và các nhóm người LĐ dễ bị tổn thương – LĐ di cư trong nước và quốc tế, người LĐ trong khu vực phi kết cấu, phụ nữ và thanh niên;
– Mở rộng các hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và tăng mức thu nhập sau thuế;
– Hỗ trợ khu vực và quốc tế bao gồm tài trợ cho các nước đang phát triển và nới lỏng điều kiện tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế.
 

Theo laodong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)