Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát triển khoảng 40.000ha sắn, diện tích sắn này đứng thứ hai so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và đứng thứ ba so với cả nước.
Tuy nhiên, người dân ào ạt trồng sắn không theo quy hoạch, không tìm kiếm thị trường tiêu thụ, ít đầu tư thâm canh… nên hàng ngàn hộ gia đình đang lao đao vì cây sắn.
Dư 10.000ha, giá sắn rớt thảm
Thời điểm hiện nay là tháng cao điểm của mùa thu hoạch sắn, nhưng ở nhiều vườn sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, người nông dân không thu hoạch mà lưu vụ để chờ đến năm sau. Cũng ở thời điểm này, năm ngoái, một kilôgram sắn tươi được Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Tô mua với giá 2.760 đồng, song năm nay giá rớt xuống chỉ còn 1.760 đồng, sắn khô từ 4.700 đồng giảm xuống chỉ còn 2.700 đồng. Không những thế, giá sắn còn phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng bột, độ bột đạt 30% thì nhà máy mới mua giá cả này, còn độ bột giảm 1% thì mỗi kilôgram sắn giảm bớt 30 đồng. Trong thực tế, với những vườn sắn không đầu tư thâm canh thì độ bột khoảng 26-27% nên giá một kilôgram sắn tươi chỉ còn trên dưới 1.000 đồng.
Thời điểm hiện nay là tháng cao điểm của mùa thu hoạch sắn, nhưng ở nhiều vườn sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, người nông dân không thu hoạch mà lưu vụ để chờ đến năm sau. Cũng ở thời điểm này, năm ngoái, một kilôgram sắn tươi được Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Tô mua với giá 2.760 đồng, song năm nay giá rớt xuống chỉ còn 1.760 đồng, sắn khô từ 4.700 đồng giảm xuống chỉ còn 2.700 đồng. Không những thế, giá sắn còn phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng bột, độ bột đạt 30% thì nhà máy mới mua giá cả này, còn độ bột giảm 1% thì mỗi kilôgram sắn giảm bớt 30 đồng. Trong thực tế, với những vườn sắn không đầu tư thâm canh thì độ bột khoảng 26-27% nên giá một kilôgram sắn tươi chỉ còn trên dưới 1.000 đồng.
Hàng chục xe sắn đang chờ nhập hàng. Ảnh: M.T |
Một trong những nguyên nhân hàng đầu vì sắn rớt giá là người nông dân trồng sắn không thực hiện theo quy hoạch, không dự báo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mặt hàng nông sản. Tỉnh Kon Tum đã phát triển khoảng 40.000ha sắn, vượt kế hoạch trên 10.000ha. Theo ông Nguyễn Văn Hiệp – PGĐ Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô – nguyên nhân sắn năm nay rớt giá do sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc giảm. Việc xuất khẩu sắn sang thị trường này gặp khó khăn nên sắn rớt giá. Trong lúc đó, sức mua của các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trong nước cũng giảm… Mặt khác, người dân trồng sắn chưa quan tâm thâm canh tăng năng suất, do đó, đất đai ngày càng thoái hóa, năng suất ngày càng giảm, độ bột ngày càng giảm xuống.
“Bốn nhà” vẫn chưa liên kết
Khi hợp đồng bao tiêu sản phẩm, người nông dân sợ doanh nghiệp ép cấp ép giá, còn doanh nghiệp lo sợ sau khi ký kết hợp đồng, nhận tiền đầu tư khi thu hoạch không bán cho nhà máy mà bán cho tư thương. Hiện nay, Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô, huyện Đăk Tô cam kết mua bảo hiểm 1.000 đồng cho mỗi kilôgram sắn tươi thì người trồng sắn vẫn lỗ, nên họ không mặn mà liên kết với nhà máy. Mặt khác, tỉnh Kon Tum quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu khoảng 25.000ha vào năm 2015, nhưng nay đã vượt hơn 10.000ha. Ông Trần Văn Chương – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum – cho rằng: “Từ nay đến năm 2015 còn 25.000ha, trong đó phải thâm canh, tăng năng suất, dùng các loại giống mới. Mặt khác, phải thực hiện chính sách ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân. Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nông nghiệp người trồng sắn sẽ bớt thiệt hại do giá cả thất thường”.
Vấn đề được mùa rớt giá, phát triển ào ạt, quá nóng các mặt hàng nông sản… không tìm kiếm thị trường tiêu thụ đang đẩy người nông dân vào tình thế khó khăn. Bài toán liên kết “bốn nhà” đã đặt ra từ lâu, song lời giải vẫn còn là ẩn số!
“Bốn nhà” vẫn chưa liên kết
Khi hợp đồng bao tiêu sản phẩm, người nông dân sợ doanh nghiệp ép cấp ép giá, còn doanh nghiệp lo sợ sau khi ký kết hợp đồng, nhận tiền đầu tư khi thu hoạch không bán cho nhà máy mà bán cho tư thương. Hiện nay, Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô, huyện Đăk Tô cam kết mua bảo hiểm 1.000 đồng cho mỗi kilôgram sắn tươi thì người trồng sắn vẫn lỗ, nên họ không mặn mà liên kết với nhà máy. Mặt khác, tỉnh Kon Tum quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu khoảng 25.000ha vào năm 2015, nhưng nay đã vượt hơn 10.000ha. Ông Trần Văn Chương – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum – cho rằng: “Từ nay đến năm 2015 còn 25.000ha, trong đó phải thâm canh, tăng năng suất, dùng các loại giống mới. Mặt khác, phải thực hiện chính sách ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân. Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nông nghiệp người trồng sắn sẽ bớt thiệt hại do giá cả thất thường”.
Vấn đề được mùa rớt giá, phát triển ào ạt, quá nóng các mặt hàng nông sản… không tìm kiếm thị trường tiêu thụ đang đẩy người nông dân vào tình thế khó khăn. Bài toán liên kết “bốn nhà” đã đặt ra từ lâu, song lời giải vẫn còn là ẩn số!
Minh Toàn
Theo Lao Động
Bình luận (0)