Tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt nhưng các ngân hàng thương mại vẫn đua nhau huy động vốn vượt trần làm lãi suất đầu vào lẫn đầu ra ngày càng tăng cao.
Mặc dù các mức lãi suất đầu vào đã được Ngân hàng (NH) Nhà nước quy định cụ thể nhưng thị trường vẫn xuất hiện nhiều “chiêu thức” huy động vốn trái quy định, cơ quan quản lý gần như bó tay.
Lãi suất tiết kiệm VNĐ tăng cao khiến lãi suất cho vay tiêu dùng lên đến 23%-25%. Ảnh: Hồng Thúy
Tự phạt lãi suất
Ngày 16-5, anh Châu (quận Gò Vấp – TPHCM) nhờ một người bạn có quan hệ thân thiết với một NH có hội sở chính ở Hà Nội gửi tiết kiệm. Với số tiền 100 triệu đồng, nhân viên NH chấp nhận lãi suất thực tế 17%/năm, kỳ hạn 1 tháng nhưng trên sổ tiết kiệm vẫn thể hiện lãi suất 14%/năm theo đúng quy định. Sau đó, anh Châu được nhân viên NH cung cấp chứng từ cam kết khi thời gian thực gửi được 28 ngày, NH sẽ thực hiện động tác trả vốn và lãi cho khách hàng trước hạn, đồng thời NH tự phạt cho việc chi trả trước hạn một số tiền tương đương với mức lãi suất 3%/năm. Cũng chiêu thức này, nhiều người có số tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên, có thể được tính lãi suất tới 19%, thậm chí 20% nếu số tiền gửi lên đến nhiều tỉ đồng.
Do NH Nhà nước quy định lãi suất phải trả cho người rút tiền trước hạn chỉ bằng lãi suất không kỳ hạn nên một số NH thương mại tung ra thị trường sản phẩm tiền gửi được phép rút tiền trước hạn, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 3%/năm lên 12%/năm. Từ đó, NH kích thích khách gửi tiền theo kỳ hạn tháng để có điều kiện thỏa thuận lãi suất trên 14%/năm, hạn chế được tình trạng chuyển dịch tiền giữa các NH. Tuy nhiên, NH phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng lên, làm tăng lãi suất đầu ra mà hệ quả là người vay tiền gánh chịu.
Một “chiêu” khác là NH mở dịch vụ nhận tiền ủy thác của tổ chức, cá nhân. Tức là các cá nhân, tổ chức giao tiền cho NH và thông qua NH để trực tiếp cho vay, thu hồi nợ rồi trả phí cho NH. Thế nhưng, trên thực tế, NH đứng ra kinh doanh số tiền được ủy thác, chi trả lãi suất thỏa thuận trên 14%/năm cho bên ủy thác vốn. Vì thế, dịch vụ nhận tiền ủy thác thực chất là lách luật huy động vốn…
Đối phó tỉ trọng cho vay phi sản xuất
Nhiều người thắc mắc trong bối cảnh dư nợ cho vay bị thắt chặt, nhu cầu vay tiền rất thấp nhưng tại sao các NH vẫn đua nhau huy động vốn, đẩy lãi suất tiết kiệm lên tới 17%-18%/năm?
Một lãnh đạo phụ trách nguồn vốn của một NH thương mại tiết lộ thời gian gần đây, nhân viên của một số NH liên tục truy tìm khách hàng gửi tiền tỉ để tăng nhanh nguồn vốn. Trong khi đó, một số NH dùng vàng, USD làm tài sản thế chấp để vay VNĐ từ NH bạn với lãi suất thấp. Thế nhưng, do luôn đối diện với việc trả nợ không đúng hạn, NH bạn sẽ bán vàng, USD nên các NH này phải nghĩ ra nhiều “chiêu” huy động vốn để xoay vòng dòng tiền.
Một số người trong cuộc còn cho biết: Hiện nay, vấn đề nóng của hàng chục NH là giảm dần tỉ trọng cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ cho vay theo đúng quy định. Trong khi đó, thời hạn chót (ngày 30-6) các NH phải đưa tỉ trọng cho vay về 22% đang sắp tới nhưng nhiều NH gần như không thu hồi được các khoản nợ cho vay phi sản xuất, nhất là các hợp đồng cho vay bất động sản. Vì thế, không ít NH phải huy động vốn bằng mọi giá, rồi tìm cách biến tướng số vốn huy động được thành các khoản tiền thu hồi từ nợ vay để đối phó với việc giảm tỉ trọng cho vay phi sản xuất xuống còn 22% và đến hết năm 2011 là 16%/tổng dư nợ cho vay.
Theo NH Nhà nước, các NH thương mại đưa ra lãi suất huy động vốn theo hình thức gửi tiền bậc thang và lãi suất rút tiền trước hạn là không đúng luật. NH thương mại được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác vốn của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên , ủy thác cho vay là bên ủy thác giao vốn cho NH và trực tiếp cho vay, bên ủy thác trả phí NH và thu nợ lãi tiền vay từ khách hàng. Vì vậy, NH thương mại huy động vốn dưới hình thức nhận vốn ủy thác là cũng không đúng pháp luật.
Về sản phẩm tiết kiệm VNĐ được bảo đảm theo trị giá USD, NH Nhà nước cũng cho biết: Theo quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn, NH thương mại không được thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm bằng USD.
Ngày 16-5, anh Châu (quận Gò Vấp – TPHCM) nhờ một người bạn có quan hệ thân thiết với một NH có hội sở chính ở Hà Nội gửi tiết kiệm. Với số tiền 100 triệu đồng, nhân viên NH chấp nhận lãi suất thực tế 17%/năm, kỳ hạn 1 tháng nhưng trên sổ tiết kiệm vẫn thể hiện lãi suất 14%/năm theo đúng quy định. Sau đó, anh Châu được nhân viên NH cung cấp chứng từ cam kết khi thời gian thực gửi được 28 ngày, NH sẽ thực hiện động tác trả vốn và lãi cho khách hàng trước hạn, đồng thời NH tự phạt cho việc chi trả trước hạn một số tiền tương đương với mức lãi suất 3%/năm. Cũng chiêu thức này, nhiều người có số tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên, có thể được tính lãi suất tới 19%, thậm chí 20% nếu số tiền gửi lên đến nhiều tỉ đồng.
Do NH Nhà nước quy định lãi suất phải trả cho người rút tiền trước hạn chỉ bằng lãi suất không kỳ hạn nên một số NH thương mại tung ra thị trường sản phẩm tiền gửi được phép rút tiền trước hạn, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 3%/năm lên 12%/năm. Từ đó, NH kích thích khách gửi tiền theo kỳ hạn tháng để có điều kiện thỏa thuận lãi suất trên 14%/năm, hạn chế được tình trạng chuyển dịch tiền giữa các NH. Tuy nhiên, NH phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng lên, làm tăng lãi suất đầu ra mà hệ quả là người vay tiền gánh chịu.
Một “chiêu” khác là NH mở dịch vụ nhận tiền ủy thác của tổ chức, cá nhân. Tức là các cá nhân, tổ chức giao tiền cho NH và thông qua NH để trực tiếp cho vay, thu hồi nợ rồi trả phí cho NH. Thế nhưng, trên thực tế, NH đứng ra kinh doanh số tiền được ủy thác, chi trả lãi suất thỏa thuận trên 14%/năm cho bên ủy thác vốn. Vì thế, dịch vụ nhận tiền ủy thác thực chất là lách luật huy động vốn…
Đối phó tỉ trọng cho vay phi sản xuất
Nhiều người thắc mắc trong bối cảnh dư nợ cho vay bị thắt chặt, nhu cầu vay tiền rất thấp nhưng tại sao các NH vẫn đua nhau huy động vốn, đẩy lãi suất tiết kiệm lên tới 17%-18%/năm?
Một lãnh đạo phụ trách nguồn vốn của một NH thương mại tiết lộ thời gian gần đây, nhân viên của một số NH liên tục truy tìm khách hàng gửi tiền tỉ để tăng nhanh nguồn vốn. Trong khi đó, một số NH dùng vàng, USD làm tài sản thế chấp để vay VNĐ từ NH bạn với lãi suất thấp. Thế nhưng, do luôn đối diện với việc trả nợ không đúng hạn, NH bạn sẽ bán vàng, USD nên các NH này phải nghĩ ra nhiều “chiêu” huy động vốn để xoay vòng dòng tiền.
Một số người trong cuộc còn cho biết: Hiện nay, vấn đề nóng của hàng chục NH là giảm dần tỉ trọng cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ cho vay theo đúng quy định. Trong khi đó, thời hạn chót (ngày 30-6) các NH phải đưa tỉ trọng cho vay về 22% đang sắp tới nhưng nhiều NH gần như không thu hồi được các khoản nợ cho vay phi sản xuất, nhất là các hợp đồng cho vay bất động sản. Vì thế, không ít NH phải huy động vốn bằng mọi giá, rồi tìm cách biến tướng số vốn huy động được thành các khoản tiền thu hồi từ nợ vay để đối phó với việc giảm tỉ trọng cho vay phi sản xuất xuống còn 22% và đến hết năm 2011 là 16%/tổng dư nợ cho vay.
Theo NH Nhà nước, các NH thương mại đưa ra lãi suất huy động vốn theo hình thức gửi tiền bậc thang và lãi suất rút tiền trước hạn là không đúng luật. NH thương mại được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác vốn của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên , ủy thác cho vay là bên ủy thác giao vốn cho NH và trực tiếp cho vay, bên ủy thác trả phí NH và thu nợ lãi tiền vay từ khách hàng. Vì vậy, NH thương mại huy động vốn dưới hình thức nhận vốn ủy thác là cũng không đúng pháp luật.
Về sản phẩm tiết kiệm VNĐ được bảo đảm theo trị giá USD, NH Nhà nước cũng cho biết: Theo quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn, NH thương mại không được thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm bằng USD.
Lãi suất vay tiêu dùng trên 25%
NH Nhà nước cho biết trong tháng 4-2011, lãi suất cho vay lĩnh vực tiêu dùng ở mức 18% – 22%/năm và tuần đầu tháng 5-2011, lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng ở các NH thương mại cổ phần tăng lên 20%-23%/năm. Tuy nhiên, một số NH thương mại cổ phần hiện đã cho vay tiêu dùng lên đến 23%/năm, nếu cộng các khoản phí thì trên 25%/năm. Tương tự, tại NH Standard Chartered Việt Nam, nhân viên tư vấn ở đây cho biết lãi suất cho vay tín chấp tiêu dùng của NH này thấp nhất là 23,75%/năm và cao nhất lên tới 25,75%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng của NH HSBC cũng từ 23%/năm trở lên… T.Phương
|
Thy Thơ / NLĐ
Bình luận (0)