Tháng 12 là thời điểm Tây Nguyên bước vào chính vụ thu hoạch càphê. Năm nay, thị trường lao động càphê ở Lâm Đồng càng diễn biến phức tạp hơn so với các năm trước bởi các “chiêu” lừa lọc nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa đối tượng “cò” lao động với trung tâm môi giới lao động.
Loạn “cò” và NLĐ… nhái
Đầu tháng 12.2011, ông Hoàng Bình – Phó GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – trao đổi với PV Báo Lao Động: “Hiện chúng tôi đang kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các cơ sở môi giới, dịch vụ việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Chưa có kết luận cuối cùng nhưng qua kiểm tra, bước đầu nhận thấy cả cơ sở môi giới và người sử dụng lao động (LĐ) lẫn “cò” LĐ và NLĐ đều có những “chiêu thức” lừa nhau rất đáng lo ngại”. Theo ông Hoàng Bình, nếu không lập lại trật tự trên lĩnh vực LĐ càphê ngay từ bây giờ thì tính phức tạp của vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng trong tương lai.
Vào vụ thu hoạch, người sử dụng LĐ thu hái càphê Tây Nguyên cứ phải quáng quàng bởi nhu cầu LĐ quá lớn, nhưng tìm không ra. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – ở huyện Di Linh – cho hay, trong suốt nửa tháng qua, ngày nào cũng ra “chợ LĐ” (ở trung tâm thị trấn Di Linh) để tuyển người nhưng không tuyển đủ, bởi không chỉ cái giá phải trả do các “cò” LĐ đưa ra quá cao, mà còn “phải thận trọng nhìn mặt mũi LĐ có tử tế hay không” nữa. Chả là, đối tượng “NLĐ” cũng lắm chuyện phức tạp: “Theo kết quả bước đầu kiểm tra của sở, lực lượng công an các địa phương đã cung cấp cho chúng tôi thông tin rất đáng lưu ý là hiện có nhiều LĐ móc nối với các “cò” LĐ để lừa lọc các trung tâm môi giới và người sử dụng LĐ. Đối tượng này sau khi được “bán” cho người sử dụng LĐ sẽ bỏ trốn, hoặc lợi dụng thời cơ để trộm cắp là hiện tượng đang nổi lên ở Lâm Đồng. Sau khi trốn thoát, “NLĐ” này được ăn chia với “cò” LĐ; rồi lại được “cò” LĐ môi giới cho các chủ vườn càphê khác” – ông Hoàng Bình nói.
Dư luận gần đây khá xôn xao về việc một LĐ làm thuê cho một chủ vườn càphê ở xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) bị đánh đập một cách dã man. Người LĐ bị ngược đãi này là em Đinh Văn Dấu – 16 tuổi, quê ở tỉnh Bình Định. Đầu tháng 11, thông qua cơ sở môi giới LĐ Đức Hoàng (Cty TNHH dịch vụ việc làm Đức Hoàng, đóng tại xã Nthol Hạ, huyện Đức Trọng), Dấu cùng vài người bạn ở quê lên Lâm Đồng làm thuê cho chủ vườn càphê là ông Lê Văn Bảy – ở xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng. Tại đây, vì không chịu nổi cảnh LĐ khổ sai, Dấu đã bỏ trốn và đã bị người nhà của ông Bảy bắt lại và đánh đập dã man. Vụ việc đã được Công an huyện Đức Trọng vào cuộc, bước đầu đã bắt tạm giam ông Lê Văn Bảy và những người nhà của ông là Lê Văn Lịch, Lê Văn Dũng và Lê Văn Kiểm.
Khó quản
Theo nhận xét của ông Trương Ngọc Lý – GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – thời gian qua, nhất là trong những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 này, tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm… của tỉnh Lâm Đồng, nhu cầu tuyển dụng LĐ thu hái càphê tăng mạnh, nhưng do thiếu một cơ chế quản lý phù hợp nên đã xảy ra không ít vụ mâu thuẫn và tranh chấp giữa người sử dụng LĐ và NLĐ.
Về vấn đề LĐ thu hái càphê, một thông tin rất đáng được chú ý: Ngày 2.12, Thanh tra Sở LĐTBXH Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng đối với Cty TNHH dịch vụ việc làm Quang Tiến – có trụ sở đóng tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. Nguyên nhân là DN này đã thu phí giới thiệu việc làm cao hơn mức quy định gấp 3 lần – mức thu lên đến 600.000đ so với 200.000đ theo quy định và mức thu này được áp dụng cho hơn 500 LĐ. Cùng đó, Cty TNHH dịch vụ việc làm Quang Tiến còn nhiều vi phạm khác như chưa đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho NLĐ, sổ sách theo dõi LĐ đến và đi của Cty không cụ thể… Trước đó, ngày 1.12, Công an huyện Đức Trọng cũng đã có văn bản gửi Sở LĐTBXH Lâm Đồng và UBND huyện Đức Trọng về những sai phạm của Cty TNHH dịch vụ việc làm Đức Hoàng (có trụ sở tại xã Nthol Hạ, huyện Đức Trọng) và đề nghị thu hồi giấy phép của Cty này.
Ông Hoàng Bình – Phó GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – đề xuất: Nên chăng “giao việc” thêm cho các trung tâm giới thiệu việc làm cấp huyện trong việc tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho NLĐ trong mùa thu hoạch càphê?
Đầu tháng 12.2011, ông Hoàng Bình – Phó GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – trao đổi với PV Báo Lao Động: “Hiện chúng tôi đang kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các cơ sở môi giới, dịch vụ việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Chưa có kết luận cuối cùng nhưng qua kiểm tra, bước đầu nhận thấy cả cơ sở môi giới và người sử dụng lao động (LĐ) lẫn “cò” LĐ và NLĐ đều có những “chiêu thức” lừa nhau rất đáng lo ngại”. Theo ông Hoàng Bình, nếu không lập lại trật tự trên lĩnh vực LĐ càphê ngay từ bây giờ thì tính phức tạp của vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng trong tương lai.
Vào vụ thu hoạch, người sử dụng LĐ thu hái càphê Tây Nguyên cứ phải quáng quàng bởi nhu cầu LĐ quá lớn, nhưng tìm không ra. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – ở huyện Di Linh – cho hay, trong suốt nửa tháng qua, ngày nào cũng ra “chợ LĐ” (ở trung tâm thị trấn Di Linh) để tuyển người nhưng không tuyển đủ, bởi không chỉ cái giá phải trả do các “cò” LĐ đưa ra quá cao, mà còn “phải thận trọng nhìn mặt mũi LĐ có tử tế hay không” nữa. Chả là, đối tượng “NLĐ” cũng lắm chuyện phức tạp: “Theo kết quả bước đầu kiểm tra của sở, lực lượng công an các địa phương đã cung cấp cho chúng tôi thông tin rất đáng lưu ý là hiện có nhiều LĐ móc nối với các “cò” LĐ để lừa lọc các trung tâm môi giới và người sử dụng LĐ. Đối tượng này sau khi được “bán” cho người sử dụng LĐ sẽ bỏ trốn, hoặc lợi dụng thời cơ để trộm cắp là hiện tượng đang nổi lên ở Lâm Đồng. Sau khi trốn thoát, “NLĐ” này được ăn chia với “cò” LĐ; rồi lại được “cò” LĐ môi giới cho các chủ vườn càphê khác” – ông Hoàng Bình nói.
Dư luận gần đây khá xôn xao về việc một LĐ làm thuê cho một chủ vườn càphê ở xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) bị đánh đập một cách dã man. Người LĐ bị ngược đãi này là em Đinh Văn Dấu – 16 tuổi, quê ở tỉnh Bình Định. Đầu tháng 11, thông qua cơ sở môi giới LĐ Đức Hoàng (Cty TNHH dịch vụ việc làm Đức Hoàng, đóng tại xã Nthol Hạ, huyện Đức Trọng), Dấu cùng vài người bạn ở quê lên Lâm Đồng làm thuê cho chủ vườn càphê là ông Lê Văn Bảy – ở xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng. Tại đây, vì không chịu nổi cảnh LĐ khổ sai, Dấu đã bỏ trốn và đã bị người nhà của ông Bảy bắt lại và đánh đập dã man. Vụ việc đã được Công an huyện Đức Trọng vào cuộc, bước đầu đã bắt tạm giam ông Lê Văn Bảy và những người nhà của ông là Lê Văn Lịch, Lê Văn Dũng và Lê Văn Kiểm.
Khó quản
Theo nhận xét của ông Trương Ngọc Lý – GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – thời gian qua, nhất là trong những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 này, tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm… của tỉnh Lâm Đồng, nhu cầu tuyển dụng LĐ thu hái càphê tăng mạnh, nhưng do thiếu một cơ chế quản lý phù hợp nên đã xảy ra không ít vụ mâu thuẫn và tranh chấp giữa người sử dụng LĐ và NLĐ.
Về vấn đề LĐ thu hái càphê, một thông tin rất đáng được chú ý: Ngày 2.12, Thanh tra Sở LĐTBXH Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng đối với Cty TNHH dịch vụ việc làm Quang Tiến – có trụ sở đóng tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. Nguyên nhân là DN này đã thu phí giới thiệu việc làm cao hơn mức quy định gấp 3 lần – mức thu lên đến 600.000đ so với 200.000đ theo quy định và mức thu này được áp dụng cho hơn 500 LĐ. Cùng đó, Cty TNHH dịch vụ việc làm Quang Tiến còn nhiều vi phạm khác như chưa đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho NLĐ, sổ sách theo dõi LĐ đến và đi của Cty không cụ thể… Trước đó, ngày 1.12, Công an huyện Đức Trọng cũng đã có văn bản gửi Sở LĐTBXH Lâm Đồng và UBND huyện Đức Trọng về những sai phạm của Cty TNHH dịch vụ việc làm Đức Hoàng (có trụ sở tại xã Nthol Hạ, huyện Đức Trọng) và đề nghị thu hồi giấy phép của Cty này.
Ông Hoàng Bình – Phó GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – đề xuất: Nên chăng “giao việc” thêm cho các trung tâm giới thiệu việc làm cấp huyện trong việc tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho NLĐ trong mùa thu hoạch càphê?
Khắc Dũng
Theo Lao Động
Bình luận (0)