Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trường ĐH cần chủ động nghiên cứu thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh cho biết đang tính đến vic khôi phc và cơ cu li trung tâm nghiên cu, h tr vic làm nhưng ch dành cho nhng ngành mũi nhn ch không làm toàn b ngành ngh cho các trưng.

Sinh viên gp nhà tuyn dng tìm kiếm cơ hi vic làm ti Ngày hi vic làm do Trưng ĐH Nguyn Tt Thành t chc. Ảnh: T.Trân

Thay vào đó, các trường cần chủ động nghiên cứu thị trường, dựa trên thế mạnh riêng của mình. Từ đó xem xét lại các ngành nghề đào tạo, điều chỉnh lại nội dung, giáo trình…

Trước đó, trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học mới của các cơ sở giáo dục ĐH, trường sư phạm mới đây, nhiều trường ĐH kiến nghị Bộ GD-ĐT hỗ trợ các trường khảo sát thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực các ngành nghề để định hướng tuyển sinh và đào tạo. Ông Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, muốn tư vấn tốt ngành nghề, thông tin tuyển sinh cho thí sinh, các trường phải tìm hiểu kỹ về việc làm. Đã đến lúc các trường cần nhìn nhận thẳng thắn, đào tạo phải hướng đến thị trường. Giáo dục đào tạo có thị trường đặc biệt, không thể đào tạo mà không gắn thị trường. Để làm điều đó, cần có khảo sát việc làm cho những ngành đào tạo tại các trường, các trình độ, cấp bậc.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, nếu các trường đều tự đi thực hiện khảo sát sẽ rất tốn kém. Do vậy, đề nghị Bộ GD-ĐT xây dựng một trung tâm hoặc khôi phục trung tâm dự báo trước đây để hỗ trợ các trường khảo sát thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực các ngành nghề cũng như những phân khúc yêu cầu khác nhau. Như vậy, các trường sẽ thuận lợi hơn trong khảo sát thị trường theo đặc thù của đơn vị mình, từ đó quay trở lại xác định chỉ tiêu tuyển sinh, định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo, điều chỉnh sứ mệnh trường phù hợp tình hình mới.

“Các trưng cn ch đng nghiên cu th trưng, da trên thế mnh riêng đ t đó xem xét li các ngành ngh đào to, điu chnh li ni dung, giáo trình…”, B trưng Phùng Xuân Nh nói.

GS.TS. Trần Văn Nam (Giám đốc ĐH Đà Nẵng) cũng nhận định, vấn đề việc làm cho sinh viên tốt nghiệp hiện đang rất được xã hội quan tâm. Xã hội đang nói nhiều đến việc sinh viên ra trường không có việc làm. Thời gian qua báo cáo của các trường về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cũng chưa được chính xác. Riêng những trường đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng, hội đồng đánh giá ngoài đã kiểm định kỹ số lượng sinh viên có việc làm thì công bố tỷ lệ tương đối chính xác hơn. Theo ông Nam, cần có biện pháp để các trường triển khai việc báo cáo tỷ lệ này một cách chuẩn xác.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo quy chế tới đây, bộ không thực hiện điểm chuẩn, điểm sàn nữa, các trường phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào. Các trường phải tính đến ngành nghề mà thị trường đang cần, phân khúc phù hợp để có sự chuẩn bị. Khi tư vấn tuyển sinh, các trường phải dành nhiều thời gian để tư vấn nghề nghiệp thay vì tập trung giới thiệu về mình, năng lực đào tạo… Vì khi học sinh không nắm được đủ thông tin thì sau đăng ký dễ thay đổi nguyện vọng.

Bộ trưởng đề nghị các trường hết sức chú trọng nhu cầu thị trường và đồng ý đề xuất của hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. “Tôi cũng đã có bước khôi phục và cơ cấu lại trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ việc làm nhưng chỉ nghiên cứu, dự báo những ngành mũi nhọn, đặc biệt những ngành Chính phủ đang cần chứ không đi sâu vào từng ngành thay cho các trường được. Các trường cần chủ động nghiên cứu thị trường, dựa trên thế mạnh riêng để từ đó xem xét lại các ngành nghề đào tạo, điều chỉnh lại nội dung, giáo trình… Đây là khâu hết sức quan trọng”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

T.Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)