Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nước mắt ngày về của cô gái vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

5 năm, k t ngày b la bán sang x ngưi vi H.T.T là nhng ngày tháng sng trong “đa ngc trn gian”. Ngn y thi gian, đêm nào nưc mt T. cũng rơi – git nưc mt đng cay và ti phn, ch git nưc mt ngày đưc tr v mi thm đm hi sinh.


H.T.T đưc các lc lưng chc năng h tr, đưa v vi ngưi thân sau 5 năm b la bán

Li ha ho ca bn buôn ngưi

H.T.T sinh ra và lớn lên ở bản làng vùng cao thuộc huyện Đakrông (Quảng Trị). Lập gia đình khi tuổi đời còn rất trẻ, không có việc làm ổn định nên đời sống kinh tế ngày càng khó khăn. 5 năm trước, với mong muốn tìm kiếm việc làm nên T. đã để lại con nhỏ cho chồng, khăn gói quả mướp bắt xe đò vào tỉnh Bình Dương làm công nhân. Cuộc sống nơi đất khách quê người với T. không mấy dễ dàng vì trình độ thấp, sức khỏe yếu. Làm việc được khoảng gần 1 tháng thì T. đành nghỉ. Giấc mơ thay đổi cuộc sống dang dở trong khi số tiền mang theo từ quê ngày một cạn dần. Trong lúc khó khăn, T. được “một người anh tốt bụng” làm cùng công ty gợi ý sẽ giới thiệu để T. đến nhà chị gái làm việc với mức lương mỗi tháng 6 triệu đồng, bao ăn ở. Không chần chừ, T. gật đầu đồng ý và lên xe ra Bắc nhận việc.

T. nói, vì đinh ninh mình gặp được người tốt nên khi được đưa lên Lạng Sơn, T. vẫn tin rằng mình đang cùng mọi người đi lấy hàng cho công ty ở Trung Quốc, không gợn chút nghi ngờ nào. Mãi cho đến lúc qua khỏi biên giới, người đàn ông dẫn đường vô tình hỏi T.: “Ở Việt Nam, chúng nó đưa cho bố em bao nhiêu tiền?” thì T. mới ngờ ngợ nhận ra mình đã bị lừa bán. T. lấy điện thoại gọi cho chị chồng cầu cứu nhưng chưa kịp nói hết câu: “Chị ơi em bị lừa bán rồi” thì bị thu máy.

Không còn cách nào khác, T. phải lặng lẽ đi theo sự chỉ dẫn vì chỉ cần phản kháng thì ngay lập tức tính mạng bị đe dọa. Đi bộ qua khỏi biên giới, T. được đưa lên xe ô tô rồi chuyển sang đi tàu hỏa. Xứ lạ, T. không biết mình bị đưa đi đâu. Trong hoảng loạn, T. đếm được 3 lần mặt trời lặn thì được đưa vào một căn phòng kín mít. “Ở đó, vì muốn bán em với mức giá cao nên chúng không đánh đập. Mỗi ngày chúng đều cho em ăn uống đầy đủ, mặc quần áo đẹp. Chúng chụp ảnh rồi lần lượt có nhiều người đến xem mặt em”.

T. được bán vào một gia đình lạ. T. bị nhốt trong nhà, không điện thoại liên lạc, không đồng xu dính túi. “Hàng ngày, cứ 4 giờ sáng, em phải thức dậy để nấu ăn, khi mọi người ăn xong còn thừa thì em mới được ăn, hôm nào hết thức ăn thì em phải nhịn đói. Nhà làm nông nên T. phải đi làm ngoài ruộng và luôn có người canh chừng. Vất vả lắm mà vẫn liên tục bị những người trong nhà mắng nhiếc, chửi rủa. Đêm nào em cũng khóc. Khóc vì nhớ nhà. Khóc vì tủi phận. Năm tháng cứ trôi qua trong nước mắt, em chỉ thật sự có khái niệm về thời gian khi thấy nhà người ta đón Tết. Mà lúc đó, nước mắt lại rơi nhiều hơn”, T. ngậm ngùi kể.

Hnh phúc ngày v

Hôm tôi tìm đến gặp, T. bảo, cả tháng nay cô vẫn còn cảm giác lâng lâng hạnh phúc. “Nhiều buổi sáng ngủ dậy, nhìn khung cảnh bản làng yên bình, tôi cứ ngỡ mình nằm mơ”, T. chia sẻ.

T. kể, lúc ở Trung Quốc, T. từng bỏ trốn. Lần đó vừa tới được trước cổng cơ quan Công an nước sở tại thì bị người nhà kia tìm thấy, bắt về. “Chỉ cần trốn một lần nữa sẽ không bao giờ có cơ hội sống”, mọi người trong nhà đe dọa T. Dù vậy, T. hiểu rằng, muốn được tự do, tìm về quê thì chỉ có cách trốn mà cầu mong may mắn đến được nơi cần để được hỗ trợ. “Hôm ấy, cả nhà tổ chức ăn tiệc, ai cũng ngà ngà say nên đưa cho em chùm chìa khóa bảo khóa cổng. Em biết cơ hội đã tới. Em rất hồi hộp khi nghĩ đến việc bỏ trốn nhưng vẫn cố gắng tỏ ra bình tĩnh cầm chùm chìa khóa đi ra cổng, em giả vờ khóa xong tiếp tục quay vào nhà dọn dẹp rồi tắt điện đi ngủ. Khoảng 1 giờ sáng, đoán tất cả đã ngủ say, em trở dậy, nhẹ nhàng mở cửa và cứ thế cắm đầu chạy. Nhiều lần bị vấp ngã, xây xước chân tay, mặt mày nhưng không dám dừng lại lâu, ngã xuống lại bật dậy chạy tiếp. Chạy đến vùng đông dân cư, em được vài người hỏi thăm. Em nói: “Cháu người Việt Nam bị lừa bán sang đây, xin các ông các bà chỉ đường tới chỗ công an”. Thật may, những người em gặp đều rất tốt bụng nên đã bắt xe rồi dặn lái xe đưa em đến đồn công an. Nhờ đó, em mới có cơ hội gặp lại người thân”, T. kể.


Đơn v b đi biên phòng đóng quân trên đa bàn min núi Đakrông tuyên truyn phòng chng buôn ngưi đến vi tr em và ph n

Một tháng sau ngày T. mất liên lạc, chồng T. đến gặp ông N. (cha đẻ T.) nói: “Con không còn yêu cái T., con “trả” lại cho bố. Rồi sau đó, chồng cái T. đi lấy vợ khác, lần lượt sinh 2 mặt con. Tôi cũng không trách con rể. Suốt 5 năm qua, vợ chồng tôi ngày nào cũng ngóng tin con. Cả đời chưa rời khỏi bản, muốn tìm con cũng không biết đường nào mà đi. Mỗi ngày trôi qua là một ngày dài mong tin con đến thắt ruột. Hôm con về, vợ chồng tôi như được sống thêm lần nữa. Cái bụng như cất được ngàn tấn đá đè nặng 5 năm qua. Con về rồi, đói no có bố mẹ rồi, giấc ngủ của tôi không còn giật mình mỗi đêm khi tưởng bước chân con lên cầu thang nhà sàn”.

Hôm T. về, Tổ chức trẻ em Rồng Xanh – những người chung tay giúp T. trở về nói rằng sẽ giới thiệu việc làm cho em. Cơ quan chức năng cũng hướng dẫn T. làm căn cước công dân. T. bảo: “Bây giờ việc trước mắt là em muốn học chữ. Biết chữ, có kiến thức mới không bị lừa lọc dễ dàng như thế. Em mong, các em nhỏ vùng cao được đến trường, không dở dang việc học như em để tương lai tươi sáng hơn”.

Thiên Phúc

* Tên các nhân vật đã được thay đổi

Bình luận (0)