Một số hãng sữa thông báo từ ngày 1-3 sẽ tăng giá thêm từ 8%-10%. Nguyên nhân tăng giá từ các hãng sữa đưa ra chưa thuyết phục.
Trong tháng 1 và đầu tháng 2 vừa qua, các hãng sữa đã tăng giá nhiều mặt hàng sữa từ 7%-10%. Tuy nhiên, một số hãng sữa lại vừa có thông báo từ ngày 1-3 sẽ tiếp tục tăng giá thêm từ 8%-10%. Một số hãng sữa còn đánh tiếng đến các điểm kinh doanh bán lẻ mặt hàng này là khoảng giữa năm sẽ có thêm đợt tăng giá mới với mức tăng từ 5% trở lên.
Giá sữa tăng sẽ gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng. Trong ảnh: Khách hàng chọn mua sữa Vinamilk trong siêu thị. Ảnh: H.Thúy
Hai lần tăng giá trong hơn một tháng
Tuần qua, đã có thêm 2 hãng sữa gửi thông báo sẽ tăng giá. giá mới của sữa bột Meizi số 1 lên 362.000 đồng/hộp, số 2 lên 344.300 đồng/hộp (loại 900 g). Sữa bột nhãn hiệu Milax của Đan Mạch loại 900 g cũng tăng lên 356.000 đồng/hộp.
Trước đó, trong tháng 2, nhiều hãng sữa như Vinamilk, Abbott, Friso… đã đồng loạt tăng giá bán từ 7%-10%. Sữa bột Friso các loại có mức giá tăng trên 20.000 đồng/hộp loại 900g/hộp (Friso Gold số 1 lên 357.300 đồng/hộp, Friso Gold số 2 lên 382.600 đồng/hộp). Sữa Abbott số 1 và 2 từ 355.000 đồng- 360.000 đồng/hộp. Các loại sữa bột, sữa tươi, sữa đặc của Vinamilk đều tăng giá. Sữa bột Dielac Alpha (loại 900 g) giá mới từ 147.400 đồng-150.500 đồng/hộp…
Ông Nguyễn Mười, chủ đại lý sữa trên đường Nguyễn Thông, quận 3-TPHCM, than: “Hầu như tháng nào cũng có vài nhãn hiệu sữa tăng giá. Họ thay nhau tăng giá mà không cần xem xét thị trường như thế nào. Bảng giá thay đổi xoành xoạch đến nỗi người bán hàng không còn nhớ chính xác giá loại sữa nào bao nhiêu. Khi khách hỏi mua phải lật sổ xem giá”… Bà Nguyễn Thị Hòa, chủ shop sữa Hòa trên đường Lương Định Của, quận 2, bức xúc: Sữa ngoại tăng giá liên tục đã gây nhiều bất bình trong dư luận. Gần đây lại thêm sữa nội. Có những hãng sữa nội như Vinamilk chỉ hơn một tháng tăng giá đến 2 lần với tổng mức tăng lên đến 14%…
Điệp khúc cũ
Giải thích việc tăng giá, các hãng sữa đều đưa ra điệp khúc cũ. Vinamilk cho rằng tỉ giá gần đây tăng cao; giá nguyên liệu sữa bột, đường cũng đều tăng đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Trương Văn Toàn, Trưởng Phòng Đối ngoại Công ty Friesland Campina VN, nói tỉ giá cao, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển đều tăng, nên các hãng sữa phải tăng giá sản phẩm để tránh lỗ lã.
Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà chuyên môn, giải thích của các hãng sữa là chưa hợp lý. Chỉ trong vài tháng qua, nhiều hãng sữa đã tăng giá từ 7%-14%, trong khi tỉ giá chỉ tăng vài ba phần trăm. Việc viện dẫn nguyên nhân giá nguyên liệu sữa tăng mạnh cũng không thuyết phục. Còn nhớ giữa năm 2007, giá nguyên liệu sữa bột trên thị trường thế giới đạt mức đỉnh điểm là 5.100 USD/tấn. Lúc đó các hãng sữa đã liên tục điều chỉnh giá bán tăng tổng cộng không dưới 20%. Đến cuối năm 2008, giá nguyên liệu sữa giảm mạnh, chỉ còn 1.700 USD/tấn do sự cố melamine nhưng giá sữa thành phẩm trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng.
Tháng 10-2009, giá nguyên liệu sữa từ 2.400 USD tăng lên 3.100 USD/tấn, ngay lập tức các hãng sữa lại tiếp tục điều chỉnh giá tăng từ 10%-15%. Đến thời điểm này, dù giá nguyên liệu sữa bột đã lên đến 3.400 USD-3.500 USD/tấn nhưng tính ra vẫn thấp hơn lúc cao điểm (giữa năm 2007) 1.600 USD/tấn nhưng các hãng sữa lại bắt đầu đợt tăng giá mới. Đáng lý ra các hãng sữa phải sòng phẳng với người tiêu dùng là khi giá nguyên liệu giảm phải giảm giá sữa thành phẩm. Nhưng thực tế, giá sữa gần như chỉ tăng chứ rất ít khi giảm…
Một DN sản xuất sữa trong nước “bật mí”: Giá sữa bột nguyên liệu hiện nhập về tới cảng chỉ khoảng 60.000 đồng- 70.000 đồng/kg. Nếu tính đầy đủ cả các chất bổ sung, chi phí bao bì, quản lý, bán hàng… thì giá thành cũng chỉ trên 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sữa ngoại trên thị trường hiện từ 340.000 đồng – 380.000 đồng/hộp 900 g; sữa nội cũng từ 147.000 đồng- 150.000 đồng/hộp 900 g… là quá bất hợp lý. DN này cũng tiết lộ đợt này họ không có chủ trương tăng giá theo các hãng khác. Ngược lại DN đang lên kế hoạch để tiến hành giảm giá sữa trong tháng 3, với giá bán dự kiến sẽ thấp hơn các loại sữa nội vài ba phần trăm. Sở dĩ họ giảm giá bán là do hãng sữa muốn tăng cường cung cấp các dòng sữa phổ thông đến rộng rãi người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Ngoài ra, họ cũng đã sắp xếp lại kênh bán hàng phù hợp, giảm được chi phí đáng kể.
Tuần qua, đã có thêm 2 hãng sữa gửi thông báo sẽ tăng giá. giá mới của sữa bột Meizi số 1 lên 362.000 đồng/hộp, số 2 lên 344.300 đồng/hộp (loại 900 g). Sữa bột nhãn hiệu Milax của Đan Mạch loại 900 g cũng tăng lên 356.000 đồng/hộp.
Trước đó, trong tháng 2, nhiều hãng sữa như Vinamilk, Abbott, Friso… đã đồng loạt tăng giá bán từ 7%-10%. Sữa bột Friso các loại có mức giá tăng trên 20.000 đồng/hộp loại 900g/hộp (Friso Gold số 1 lên 357.300 đồng/hộp, Friso Gold số 2 lên 382.600 đồng/hộp). Sữa Abbott số 1 và 2 từ 355.000 đồng- 360.000 đồng/hộp. Các loại sữa bột, sữa tươi, sữa đặc của Vinamilk đều tăng giá. Sữa bột Dielac Alpha (loại 900 g) giá mới từ 147.400 đồng-150.500 đồng/hộp…
Ông Nguyễn Mười, chủ đại lý sữa trên đường Nguyễn Thông, quận 3-TPHCM, than: “Hầu như tháng nào cũng có vài nhãn hiệu sữa tăng giá. Họ thay nhau tăng giá mà không cần xem xét thị trường như thế nào. Bảng giá thay đổi xoành xoạch đến nỗi người bán hàng không còn nhớ chính xác giá loại sữa nào bao nhiêu. Khi khách hỏi mua phải lật sổ xem giá”… Bà Nguyễn Thị Hòa, chủ shop sữa Hòa trên đường Lương Định Của, quận 2, bức xúc: Sữa ngoại tăng giá liên tục đã gây nhiều bất bình trong dư luận. Gần đây lại thêm sữa nội. Có những hãng sữa nội như Vinamilk chỉ hơn một tháng tăng giá đến 2 lần với tổng mức tăng lên đến 14%…
Điệp khúc cũ
Giải thích việc tăng giá, các hãng sữa đều đưa ra điệp khúc cũ. Vinamilk cho rằng tỉ giá gần đây tăng cao; giá nguyên liệu sữa bột, đường cũng đều tăng đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Trương Văn Toàn, Trưởng Phòng Đối ngoại Công ty Friesland Campina VN, nói tỉ giá cao, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển đều tăng, nên các hãng sữa phải tăng giá sản phẩm để tránh lỗ lã.
Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà chuyên môn, giải thích của các hãng sữa là chưa hợp lý. Chỉ trong vài tháng qua, nhiều hãng sữa đã tăng giá từ 7%-14%, trong khi tỉ giá chỉ tăng vài ba phần trăm. Việc viện dẫn nguyên nhân giá nguyên liệu sữa tăng mạnh cũng không thuyết phục. Còn nhớ giữa năm 2007, giá nguyên liệu sữa bột trên thị trường thế giới đạt mức đỉnh điểm là 5.100 USD/tấn. Lúc đó các hãng sữa đã liên tục điều chỉnh giá bán tăng tổng cộng không dưới 20%. Đến cuối năm 2008, giá nguyên liệu sữa giảm mạnh, chỉ còn 1.700 USD/tấn do sự cố melamine nhưng giá sữa thành phẩm trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng.
Tháng 10-2009, giá nguyên liệu sữa từ 2.400 USD tăng lên 3.100 USD/tấn, ngay lập tức các hãng sữa lại tiếp tục điều chỉnh giá tăng từ 10%-15%. Đến thời điểm này, dù giá nguyên liệu sữa bột đã lên đến 3.400 USD-3.500 USD/tấn nhưng tính ra vẫn thấp hơn lúc cao điểm (giữa năm 2007) 1.600 USD/tấn nhưng các hãng sữa lại bắt đầu đợt tăng giá mới. Đáng lý ra các hãng sữa phải sòng phẳng với người tiêu dùng là khi giá nguyên liệu giảm phải giảm giá sữa thành phẩm. Nhưng thực tế, giá sữa gần như chỉ tăng chứ rất ít khi giảm…
Một DN sản xuất sữa trong nước “bật mí”: Giá sữa bột nguyên liệu hiện nhập về tới cảng chỉ khoảng 60.000 đồng- 70.000 đồng/kg. Nếu tính đầy đủ cả các chất bổ sung, chi phí bao bì, quản lý, bán hàng… thì giá thành cũng chỉ trên 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sữa ngoại trên thị trường hiện từ 340.000 đồng – 380.000 đồng/hộp 900 g; sữa nội cũng từ 147.000 đồng- 150.000 đồng/hộp 900 g… là quá bất hợp lý. DN này cũng tiết lộ đợt này họ không có chủ trương tăng giá theo các hãng khác. Ngược lại DN đang lên kế hoạch để tiến hành giảm giá sữa trong tháng 3, với giá bán dự kiến sẽ thấp hơn các loại sữa nội vài ba phần trăm. Sở dĩ họ giảm giá bán là do hãng sữa muốn tăng cường cung cấp các dòng sữa phổ thông đến rộng rãi người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Ngoài ra, họ cũng đã sắp xếp lại kênh bán hàng phù hợp, giảm được chi phí đáng kể.
Đổ lỗi cho giá đường?!
Một số hãng sữa trong nước gần đây than trời là giá đường tăng quá cao (giá đường kính RE lên đến 20.000 đồng/kg) khiến doanh nghiệp (DN) thiệt hại nhiều tỉ đồng nên phải tăng giá sữa để bù đắp. Nhưng sự thực là tỉ lệ đường chỉ chiếm khoảng 4%-6% giá thành. Trong khi đó, chế biến sữa bột chủ yếu sử dụng loại đường ít ngọt là đường dextrose hay còn gọi là đường tinh bột. Loại đường tinh bột này lâu nay có mức giá ổn định khoảng 12.000 đồng/kg… |
Nguyễn Hải/ NLĐ
Bình luận (0)