Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho biết nhu cầu lao động trong quý II/2010 giảm 28%, trong khi chỉ số cung về lao động tăng 30% so với quý I/2010.
Theo khảo sát, trên 50% người lao động tìm việc làm có kinh nghiệm từ một năm trở lên, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đều mong muốn thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng. Lao động phổ thông cũng muốn mức lương trên 2 triệu/tháng trở lên, trong khi mức lương thực tế chỉ khoảng 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng nên không thu hút được lao động.
Công nhân may Công ty Sam Yang tại TP.HCM |
Dự báo từ nay đến cuối năm, TP. Hồ Chí Minh cần trên 170 ngàn lao động, trong đó khoảng 20 ngàn lao động làm việc thời vụ. Đây là thời điểm các doanh nghiệp tập trung cho các hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trường vào cuối năm nên cần một lượng lớn lao động có trình độ ở các nhóm ngành nghề marketing, nhân viên kinh doanh, quản lý điều hành, dịch vụ, cơ khí, điện tử – tin học, hóa chất, chế biến lương thực, thực phẩm và xây dựng.
Nhưng liệu nhu cầu trên có được thỏa mãn không khi mà một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tuyển dụng lao động gặp khó là do đồng lương quá thấp?
Các cuộc thanh tra lao động gần đây cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều không vi phạm quy định về lương tối thiểu, nhưng trên thực tế, nếu chỉ dựa vào đồng lương tối thiểu như hiện nay thì không người lao động nào có thể sống nổi, bởi mức lương ấy quá thấp.
Hiểu rõ thực trạng này nên đa số doanh nghiệp đã tìm cách cải thiện thu nhập của người lao động, chẳng hạn mức lương trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Chính phủ là 1.340.000 đồng/tháng thì các doanh nghiệp nâng lên 1,4 – 1,5
triệu đồng, thêm mấy khoản phụ cấp thì thu nhập bình quân của người lao động vào khoảng 2 triệu đồng/tháng.
triệu đồng, thêm mấy khoản phụ cấp thì thu nhập bình quân của người lao động vào khoảng 2 triệu đồng/tháng.
Tuy vậy, tiền lương người lao động trong doanh nghiệp FDI vẫn rất thấp, chỉ bằng 30% so với lương công nhân ở Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines) và bằng 42% lương công nhân ở Thâm Quyến (Trung Quốc).
Thu nhập thấp khiến nhiều lao động trong các nhà máy, các khu công nghiệp chuyển dịch sang một số lĩnh vực khác và lựa chọn công việc tự do. Do các ngành dịch vụ, xây dựng đang phát triển nhanh, một lao động phổ thông làm công việc phụ hồ cũng kiếm được từ
80.000 – 100.000 đồng/ngày, thợ xây giỏi có thể thu nhập từ 120.000 – 150.000 đồng/ngày, mỗi tháng có thể kiếm được trên dưới 4 triệu đồng.
80.000 – 100.000 đồng/ngày, thợ xây giỏi có thể thu nhập từ 120.000 – 150.000 đồng/ngày, mỗi tháng có thể kiếm được trên dưới 4 triệu đồng.
So với lao động trong nhà máy thì thu nhập của lao động tự do cao hơn nhiều. Vì vậy, muốn giải bài toán này hiệu quả nhất, không có cách gì khác ngoài trả lương cao và tìm cách cho lao động tăng thu nhập mà doanh nghiệp không bị thiệt thòi.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thiếu lao động nên áp dụng biện pháp tăng ca, đây cũng là cách để lao động kiếm thêm thu nhập bởi ngày làm thêm bằng 200% lương ngày bình thường theo như quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, khi tăng ca quá mức thì về lâu dài không công nhân nào đủ sức khỏe để chịu nổi, cuối cùng một số không ít người tìm công việc khác có đồng lương khá hơn, thậm chí nhiều người trở về quê, nơi cần nhiều lao động thời vụ.
Tại một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi trong chiến lược giữ chân và thu hút lao động. Đặc biệt là tại một số doanh nghiệp nằm trong khu công nghệ cao, phòng ăn cũng đã gắn máy lạnh, mức ăn được nâng lên 15.000 – 17.000 đồng/bữa.
Để chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp cũng như người lao động, chính quyền nhiều nơi đã có nhiều biện pháp như hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực tuyển dụng, kết nối doanh nghiệp với các địa phương để thu hút lao động. Chẳng hạn TP. Hồ Chí Minh đã có chủ
trương cân nhắc ưu tiên cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp vào khu chế xuất, khu công nghiệp sử dụng ít lao động.
trương cân nhắc ưu tiên cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp vào khu chế xuất, khu công nghiệp sử dụng ít lao động.
Những doanh nghiệp thâm dụng lao động và ô nhiễm môi trường thuộc các ngành may mặc, da giày, dệt nhuộm… mấy năm nay không được phép cho vào khu công nghiệp.
Ngoài ra, việc cho doanh nghiệp thuê đất để xây dựng nhà lưu trú cho công nhân cũng đã được quan tâm. Thiếu chỗ gửi con đang là một thực tế khiến rất nhiều công nhân nữ phải nghỉ việc nên nếu doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhà trẻ để công nhân yên tâm gửi con thì đó cũng là một trong những cách giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Biến động nhân sự là chuyện bình thường ở tất cả các doanh nghiệp, nhưng nếu có quá đông nhân viên nghỉ việc thì đó là lỗi của người chủ. Quan hệ lao động có xu hướng ngày càng căng thẳng khi mà số vụ đình công gia tăng nhanh chóng trong các năm gần đây.
Đặc biệt, trong sáu tháng đầu năm 2010, số cuộc đình công đã xấp xỉ bằng cả năm 2009. Tại không ít doanh nghiệp, người lao động đã quyết định bỏ việc vì không được coi trọng và bị đối đãi không hợp lý.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên đổ hết trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp, mà còn nguyên nhân khác là Nhà nước phần nào đã quá bao bọc người lao động. Doanh nghiệp sa thải lao động nếu không đúng luật sẽ bị lao động kiện, nhưng lao động nghỉ việc trái luật thì rất khó để doanh nghiệp đòi quyền lợi.
Luật Lao động hiện vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, chưa cân bằng giữa người lao động và sử dụng lao động. Nếu dựa vào luật thì doanh nghiệp phải chịu thiệt quá nhiều. Vì thế, để hạn chế về biến động nhân sự, các doanh nghiệp đều phải tự xoay xở mà không có luật nào bảo vệ họ.
Hiện nay vai trò Công đoàn trong việc tạo sự hợp tác và chia sẻ giữa người lao động với chủ doanh nghiệp khá yếu kém, vì cán bộ Công đoàn hưởng lương của chủ doanh nghiệp thì rất khó bảo vệ lợi ích của công nhân, trong khi các chủ doanh nghiệp không nghe được thông tin từ phía người lao động nếu ban chấp hành Công đoàn không phải là những người lao động.
HOÀNG HÀ / DNSG
Bình luận (0)