Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Phát hiện nền gạch cổ ở Đồng Tháp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày 12.7, tin từ Ban quản lý (BQL) Khu di tích Gò Tháp (di tích cấp quốc gia thuộc ấp 1, xã Tân Kiều, H.Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), sau 19 ngày khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện nền gạch cổ có diện tích hơn 300m2 tại gò Minh Sư trong khuôn viên Gò Tháp.

Theo tiến sĩ khảo cổ học Đào Linh Côn, nền gạch cổ nằm cách nền tháp 10 tầng khoảng 500m về hướng đông, bước đầu nhận định có niên đại thế kỷ I – IX TCN, thuộc nền văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Nền gạch được xây theo kiến trúc như kim tự tháp, gạch có kích cỡ từ 20 – 30 cm, độ dày của gạch 5 cm, nền gạch được xây cao từ 1,5 – 2m. Khi đào bằng thủ công xuống tới độ sâu 4m thì phát hiện phía dưới nền gạch có gia cố những cọc gỗ.

Hiện các nhà khoa học ở BQL Khu di tích Gò Tháp phối hợp với Viện Khảo cổ học vùng Tây Nam Bộ tại TP.HCM tiếp tục đào vào trung tâm của nền gạch cổ nhằm tìm kiếm thêm hiện vật để xác định nguồn gốc kiến trúc cổ.

Thanh Thiên (Theo TTO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)