Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Hát nhép” tràn sang nhạc hàn lâm

Tạp Chí Giáo Dục

Hợp xướng Lục Vân Tiên bị lên tiếng có hát nhép

“Hát nhép” thực chất là hành vi lừa gạt khán giả. Thử ngẫm, công chúng bỏ tiền mua vé để được nghe ca sĩ hát “sống”. Cuối cùng, người thì thật nhưng giọng hát và bài hát thì không khác băng đĩa hay xem truyền hình, nghe ở nhà, quán cà phê hay trên xe buýt. Việc tận hưởng nghệ thuật thành ra không trọn vẹn. Một nghệ sĩ thực sự sẽ không đồng tình với việc hát nhép vì như thế là giết chết con người nghệ sĩ của họ. Sẽ không còn giây phút thăng hoa, cháy hết mình cho nghệ thuật. Từ năm 2004, Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành “Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp”, trong đó có đoạn nghiêm cấm “Dùng các phương tiện kỹ thuật để thay thế giọng hát”. Tuy nhiên, cho tới nay, tình trạng này không giảm mà còn có phần quá đáng hơn, không còn chỉ của dòng nhạc trẻ nữa mà lan sang nhạc hàn lâm. Chẳng hạn, vừa rồi có ba đêm diễn thuộc dòng nhạc hàn lâm bị công luận lên tiếng có hát nhép. Đó là buổi công diễn hợp xướng Lục Vân Tiên của nhạc sĩ Vũ Đình Ân tại Nhà hát TP.HCM. Rồi buổi biểu diễn ra mắt nhóm Credo tại Nhạc viện TP.HCM. Việc phát hiện hát nhép không khó, “tinh” một chút sẽ nhận ra, chẳng hạn ca sĩ đang hát những giai điệu kịch tính, hay sôi động với vũ điệu minh họa tưng bừng trên sân khấu, mà mặt vẫn tỉnh queo chẳng có vẻ gì nhọc công, giọng hát thì trong vắt và âm thanh phát ra đều đặn. Nên chăng, dù muộn và chẳng mới, lại phải đặt vấn đề chống “hát nhép”. Phải có hình thức xử phạt, mức độ xử phạt rõ ràng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, phạm vi hát nhép cũng cần quy định rõ ràng. Bởi có những chương trình với đặc thù riêng, để tránh “sơ suất”, vẫn phải sử dụng băng thu sẵn, hoặc các video clip ca nhạc???
Tigôn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)