Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Nhân lực ngành CTXH vừa thiếu, vừa yếu

Tạp Chí Giáo Dục

Vic phát trin ngành công tác xã hi (CTXH) ti TP.HCM vn chưa sát vi các tiêu chun ca khu vc và quc tế do nhiu nguyên nhân; song nguyên nhân chính là do đi ngũ này còn thiếu và chưa đưc đào to bài bn.

Hc viên Trung tâm Bo tr dy ngh và to vic làm cho ngưi tàn tt thành ph làm CTXH

Chưa th đáp ng nhu cu

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, năm 2016, thành phố dự kiến bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH cho khoảng 1.000 người; đào tạo 3 lớp ĐH, trong đó bậc ĐH chính quy 370 người, bậc ĐH văn bằng 1 hệ vừa làm vừa học 90 người, văn bằng 2 là 125 người; trình độ TC 155 người. Tuy nhiên, số người được đào tạo thực tế còn rất khiêm tốn, nguyên nhân do khảo sát nhu cầu chưa sát, lãnh đạo một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc cử cán bộ tham gia đào tạo, chưa nắm kịp thời nhu cầu đào tạo văn bằng 2…

Theo ông Phạm Đình Nghinh (Giám đốc Trung tâm CTXH Trẻ em TP.HCM), để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng chế độ bảo trợ xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố thì việc phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH là điều tất yếu. Song để hoạt động tốt thì không thể thiếu nhân lực, đặc biệt là đội ngũ có trình độ. Ông Nghinh dẫn chứng, theo Đề án 32 của thành phố thì kế hoạch đào tạo từ 100-200 người/năm là con số quá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Được biết, mục tiêu của Đề án 32 là đến năm 2020, thành phố phải đào tạo 60.000 nhân viên CTXH. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thành phố chỉ có khoảng 5.000 nhân viên ngành này, trong đó có trên 2.000 người làm trong các cơ sở xã hội, trung tâm cai nghiện…; trên 1.000 người là cán bộ – nhân viên thụôc Phòng LĐ-TB&XH quận/huyện; 1.000 người thuộc Sở Y tế, Sở GD-ĐT; 1.000 người thuộc các Hội, Đoàn, cơ sở xã hội ngoài công lập và nhân viên xã hội thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài…

Gần đây, một số trường ĐH-CĐ có ngành CTXH tham gia tích cực trong công tác đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ – nhân viên CTXH trên địa bàn, hình thành các trung tâm thực hành… theo Đề án 32 của thành phố. Tuy nhiên, số người đăng ký học ngành này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê mới nhất, Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn chỉ mở được 1 lớp với 13 người/năm. Tương tự, Trường ĐH Lao động Xã hội cơ sở 2 mở 1 lớp với 48 người/năm; khá hơn là Trường TC Nhân Đạo với 77 người/năm.

Không trông ch vào giáo dc chính quy

Ông Đinh Công Danh (Trưng khoa kinh tế – công tác xã hi ca Trưng TC ngh Nhân Đo) cho biết đ góp phn đào to ngun nhân lc ngành CTXH, trưng có chương trình liên thông CĐ ngành CTXH ti Trưng CĐ Ngh TP.HCM và hin đang tiến hành th tc liên kết đào to bc CĐ ngành này vi Trưng CĐ Ladec.

TS. Nguyễn Minh Tuấn (khoa công tác xã hội, Trường ĐH Lao động Xã hội cơ sở 2) cho rằng hệ thống đào tạo chuyên nghiệp ngành CTXH ở Việt Nam hiện đã đào tạo trên 4.000 sinh viên hệ chính quy, hơn 18.000 người hệ vừa học vừa làm và hàng năm cung cấp trên 2.500 cử nhân. Đây là nguồn nhân lực quan trọng đáp ứng nhu cầu trong hoạt động đào tạo và thực hành ngành CTXH trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng 60.000 nhân viên CTXH vào năm 2020 theo mục tiêu của Đề án 32 thì trong giai đoạn này, mỗi năm các cơ sở đào tạo phải đảm bảo cung cấp ra thị trường lao động bình quân 3.500 người ở tất cả các trình độ. Vì vậy, không thể chỉ trông chờ vào giáo dục chính quy mà cần đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đào tạo lại để có được đội ngũ CTXH đáp ứng nhu cầu xã hội về cả số lượng lẫn chất lượng.

Cũng theo TS. Nguyễn Minh Tuấn, trong điều kiện CTXH mới trở thành một ngành đào tạo chính thức chưa lâu tại Việt Nam, lại cần nhanh chóng đáp ứng mục tiêu với số lượng khá lớn thì không thể tránh khỏi khó khăn. Trở ngại lớn là đội ngũ giảng viên, theo đó những giảng viên có kinh nghiệm đa phần rẽ ngang từ các chuyên ngành khác như tâm lý học, xã hội học và nhân học. Trong khi đó, dạy CTXH là truyền nghề nên người thầy không có kinh nghiệm, không qua đào tạo chính quy thì khó có thể truyền dạy cho trò. Giáo trình dạy CTXH cũng là một nội dung được đề cập, mổ xẻ trong quá trình phát triển ngành CTXH. Ông Võ Phước Nguyện (Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết giáo trình này cũng đã được đổi mới, xây dựng trên cơ sở tổng hợp ý kiến người học, nhà tuyển dụng. Các trường: ĐH Lao động Xã hội cơ sở 2, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, TC nghề Nhân Đạo… đã thiết kế giáo trình theo chuẩn đầu ra của nhà tuyển dụng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Liên (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết có nhiều nguyên nhân khiến học sinh không mặn đăng ký học ngành CTXH, trong đó có nguyên nhân chưa có quy định cứng về hành nghề, vị trí việc làm, tuyển dụng và sử dụng nhân viên chuyên nghiệp. Đặc biệt là trình độ hiểu biết về CTXH của một số cán bộ quản lý cũng như người cung cấp dịch vụ chưa đầy đủ.

T.Anh

Bình luận (0)