Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trẻ bệnh hô hấp gia tăng

Tạp Chí Giáo Dục

Ti các bnh vin (BV) TP.HCM tr nhp vin vì bnh hô hp đang có chiu hưng gia tang. Theo thng kê t BV Nhi đng 2, t tháng 8 đến nay có gn 10.000 lưt tr đến khám ngoi trú do mc các bnh đưng hô hp và hơn 4.500 tr phi nhp vin điu tr.

Tr ch khám ti BV Nhi đng 2 (nh chp ngày 11-9)

Sc đ kháng yếu khi giao mùa

Ngày 11-9, tại BV Nhi Đồng 2 đang có 300 trẻ đang điều trị về bệnh hô hấp trong đó có khoảng 30% là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Được biết, Phòng Cấp cứu của Khoa Hô hấp 1, BV Nhi đồng 2 thời gian gần đây liên tục quá tải vì số bệnh nhi bị viêm phổi phải thở máy không ngừng gia tăng. BS Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, BV Nhi đồng 2 trao đổi, dù phòng cấp cứu của khoa chỉ có 20 giường bệnh nhưng có những ngày có đến 30 trẻ phải cấp cứu, thở máy. Đặc biệt, số trẻ phải thở máy đa phần là bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều nơi khác như BV Nhi đồng 2, BV Nhân dân Gia Định và các BV quận huyện. Đa số trẻ phải nhập viện là do mắc các bệnh như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi…

Nuôi đứa con 3 tuổi tại BV Nhi đồng 2, chị Trần Thị Phấn, ngụ ở Q.4 cho biết:  “Cách đây một tuần, con tôi có triệu chứng ho, bú ít lúc đầu tôi cứ tưởng cháu bị cảm lạnh nhưng vài ngày sau cháu lại ho liên tục dù đã mua thuốc bên ngoài cho cháu uống. Vài ngày sau cháu sốt cao vào sáng sớm, khi ngủ thở nhiều, nhanh và bỏ bú nên gia đình quyết định cho cháu nhập viện. Đến lúc đó, tôi mới biết cháu bị viêm phổi nặng”. Theo lời kể của người phụ nữ 40 tuổi, nhờ được cấp cứu kịp thời và thở máy liên tục, nay sức khỏe cháu đang dần bình phục. Đó cũng là tình trạng của cháu Nguyễn Xuân K. ngụ ở Dĩ An, Bình Dương mới 11 tháng tuổi bị viêm phế quản cấp phải đưa vào BV Q.Thủ Đức. Anh Hưng – cha bé K. kể lại, ban đầu cháu ho ra đờm, thở khò khè và có triệu chứng tức ngực dù biết là cháu bị bệnh về đường hô hấp nhưng không biết là viêm phế quản hay viêm phổi. Khi nhập viện, gia đình anh mới biết cháu đã bị viêm phế quản cấp. Tại đây, cũng có nhiều trẻ phải nhập viện do bị viêm họng mãn tính, hen phế quản, viêm thanh quản do thời tiết gây ra. Tại BV Nhi đồng 1 số trẻ đến khám nhập viện do bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan cũng gia tăng.

Cn chăm sóc tt tri 12 tháng tui

Theo BS Nguyễn Hoàng Phong, trẻ dưới 12 tháng tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém hơn, do đó khi trẻ dễ sinh ra đờm nhớt và diễn tiến khó thở, suy hô hấp cũng đến nhanh hơn. Vì thế, tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn so với các trẻ có tuổi lớn hơn. Mặt khác vào thời tiết chuyển mùa từ mưa sang nắng hoặc ngược lại là thời điểm các loại vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển nhanh tạo nhiều độc lực cao nên dẫn đến tình trạng nhiều trẻ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Như một quy luật về tự nhiên hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10, số trẻ nhập viện do các bệnh hô hấp thường gia tăng. Viêm phế quản cấp tính hay mãn tính đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như hay quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn, chậm biết đi.

Nhưng cũng có nhiều trẻ dù thời tiết giao mùa nhưng vẫn không bị bệnh. Theo lý giải của BS Nguyễn Thái Sơn – Phó khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1, đó là những bé khỏe mạnh có sức đề kháng tốt. Điều quan trọng hơn là các bé luôn có sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ, như mặc đủ ấm cho trẻ vào ban ngày khi trời mưa gió lạnh. Ban đêm đắp chăn cho trẻ, không lạm dụng máy lạnh trong phòng ngủ.

BS Nguyễn Hoàng Phong khuyến cáo, các bệnh hô hấp do vi rút gây nên, lây lan nhanh chóng qua đường không khí. Thời tiết chuyển mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh, nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu. Do đó, phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh cho trẻ như giữ ấm cơ thể trẻ vào ban đêm, cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Bên cạnh đó, cho trẻ sống trong môi trường không khí trong lành, không có bụi bẩn hay ô nhiễm môi trường như nhiều khói bụi, khói thuốc lá. Khi trẻ có triệu chứng khó thở, ho hen nhiều đừng nên chủ quan, tự ý mua thuốc cho uống tại nhà khi chưa biết rõ thể trạng bệnh lý. Bệnh không những không bớt mà còn nặng thêm do nhiễm vi rút quá lâu ngày. Ngoài một số loại thuốc tây, bệnh hô hấp có thể điều trị được bằng các loại thuốc đông dược được bào chế từ mật ong, gừng, lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn kỹ càng của các thầy thuốc chuyên khoa. Tiêm chủng cũng là cách ngăn chặn và hạn chế được các loại bệnh về đường hô hấp cho trẻ dù thời tiết giao mùa hay mưa nắng thất thường, vì lúc đó bé đã có sức miễn dịch tốt có thể chống chọi được các loại vi rút gây ra bệnh về đường hô hấp.

Bài nh: Nguyn Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)