Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Chia sẻ một số chiến lược tuyển sinh hiệu quả và giảm thiểu chi phí – phần 1

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Hàng năm, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm dạy nghề, THPT… bỏ ra số tiền rất lớn cho công tác tuyển sinh nhưng chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân xoay quanh thương hiệu trường học, xu thế ngành nghề… nhưng trong đó một phần là số ít trường còn chưa biết cách tuyển sinh, quảng bà thương hiệu và thu hút người học. Chúng tôi chia sẻ với nhà trường một số chiến lược tuyển sinh hiệu quả, không lãng phí.

Phần 1: Tận dụng những gì mình có để giảm chi phí
Đến mùa tuyển sinh, các trường thường có xu hướng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Họ bỏ mấy chục triệu cho để lên truyền hình rồi xót xa xem đống tiền của mình trôi vèo trong vài giây. Nội dung chuyển tải không chọn lựa được đối tượng mình tuyển sinh. Một thực tế đáng buồn là đa số người dân Việt Nam thường ghét quảng cáo. Nhà trường đã bỏ quên nhiều phương pháp tuyển sinh hiện có để giảm thiếu chi phí nhưng vẫn tuyển sinh tốt.
Mối quan hệ
Mối quan hệ giữa các trường đối với các đối tượng tuyển sinh có vai trò vô cùng quan trọng để thu hút người học. Mối quan hệ này được tạo ra bởi danh tiếng nhà trường đang tuyển sinh, quan hệ đối với học viên hiện tại, học viên tiềm năng, dịch vụ chăm sóc thí sinh, sinh viên tương lai… Đa phần mối quan hệ này không mất tiền và nếu cần cũng rất ít chi phí. Các thầy cô có thể tham khảo một số ý bên dưới.
Làm sách cẩm nang tư vấn
Đến mùa tuyển sinh, các trường thường in rất nhiều tờ rơi, brochure, kỷ yếu… đi phân phát khắp nơi. Nếu không biết viết PR thương hiệu trường ngắn, gọn, tạo sự thu hút học sinh, phụ huynh, chưa biết thôi thúc học sinh đăng ký (chúng tôi sẽ nói vấn đề này sau) thì nó trở nên phản tác dụng. Đa phần chúng đều bị vứt giữa đường, giữa trường hay sớm đi vào sọt rác. Các trường đang biến rất nhiều tiền của mình thành rác. Làm sao bây giờ? Thay vì làm làm tờ rơi, hãy biến nó thành sách – công cụ Marketing hiệu quả.
Sách cẩm nang tư vấn – công cụ tuyển sinh hiệu quả
Sách nên đưa những thông tin mang lại ích lợi cho học sinh chứ không phải liệt kê toàn số, chữ giới thiệu khô khốc về nhà trường. Học sinh thường quan tâm đến uy tín ngành, khả năng công vệc khi ra trường, học phí, những chính sách học tập, nội trú… Nếu giải quyết được những vấn đề đó càng cụ thể, thí sinh, phụ huynh càng tin tưởng. Đặt cái học sinh cần lên trên những điều nhà trường muốn. Đồng thời, đưa những kinh nghiệm học tập hiệu quả, phương pháp ôn luyện thi, bài học từ tấm gương học tâp tốt của trường… Sau đó mới đưa lồng những thông tin, hình ảnh tuyển sinh bắt mắt vui nhộn thì sẽ hiệu quả.
Một cuốn sách mỏng cũng tạo cảm giác giá trị hơn là tờ rơi. Cách cho cũng vô cùng quan trọng. Nên in một cái giá nào đó, đến chương trình thì tặng miễn phí cho những ai trực tiếp tham gia. Người nhận sẽ trân trọng cuốn sách, trân trọng giá trị đã ghi của nó như một món quà được ban ơn. Và quyển sách đó sẽ được cất ngay ngắn trên ngăn học tập, để lưu truyền nhiều ngày tháng, qua nhiều thế hệ học trò. Tốt nhất là in sách thành cuốn nhỏ bỏ túi để học sinh dễ sử dụng.
3 Name card
Một loại hình quảng bá hiệu quả và rất ít chi phí là card visit. Nhận card visit trang trọng và dễ lưu giữ hơn nhận tờ rơi. Đối với với cán bộ nhà trường đi tư vấn tuyển sinh, nên có 2 loại namecard. Một, để ngoại giao thì điền đầy đủ thông tin và chỉ đưa cho đối tác. Loại nữa để phân phát cho phụ huynh, học sinh. Namecard này sẽ thiết kế đặc biệt. Một mặt ghi tên đơn vị, chức danh, e-mail, website trường… nhưng không số có điện thoại. Mặt kia ghi những chương trình hỗ trợ học sinh như: Tư vấn tuyển sinh miễn phí, giải đề thì trên online, nhận định, đánh giá ngành, nghề cho học sinh thi bất cứ trường nào. Namecard này phân phát cho học sinh, phụ huynh càng nhiều càng tốt. Khi đó, học sinh, phụ huynh muốn tìm hiều thông tin bắt buộc phải vào website hay e-mail để liên hệ. Khi họ vào website, nên để chế độ và thu hút họ đăng nhập e-mail, số điện thoại… để được tư vấn miễn phí. Khi đó, nhà trường đã chủ động được thông tin của thí sinh tiềm năng này và chỉ việc chăm sóc lâu dài bằng gửi e-mail hay gọi điện thoại tư vấ
Nếu muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với
Nguyễn Thái Duy: Chủ tịch CLB Marketing Online Tp HCM để được hỗ trợ tư vấn tuyển sinh miễn phí.
ĐT: 0903811605 (gọi vào lúc 7h sáng – 5h chiều)
e-mail: Duy.nt@betraining.org

4 Tư vấn tuyển sinh qua E-mail
Một nguồn tư vấn tuyển sinh hiệu quả và không hề tốn chi phí, đó là e-mail. Khi có e-mail của học sinh, phụ huynh, nhà trường có thể chủ động gửi thư tư vấn tuyển sinh một cách đều đặn và hiệu quả đến trực tiếp đối tượng tuyển sinh. Không chỉ tư vấn một lần mà bất kỳ chương trình tuyển sinh mới của nhà trường đều có thể gửi đến cho học sinh, phụ huynh để học xem xét và quyết định đăng ký thi tuyển, nhập học vào trường mình.
E-mail: nguồn tư vấn tuyển sinh hiệu quả và không hề tốn chi phí
Các công ty tư vấn du học đã làm và tuyển sinh hiệu quả từ cách này. Các trường cần tuyển sinh sẽ làm được và làm tốt hơn nữa.
Để tìm nguồn e-mail có rất nhiều cách: phát namecard, học sinh đăng ký trên website trường học và tại gian hàng của trường trong các chương trình tư vấn tuyển sinh, tìm trên facebook, các mạng xã hội khác. (Chúng tôi sẽ trình bày thêm vấn đề này tại phần 3 “Tận dụng sức mạnh Internet – Marketing”).
Viết e-mail phải chuyên nghiệp, gợi mở được sự chú ý của người đọc. Phải có người trực e-mail, trả lời nhanh và hồi âm đúng trọng tâm của thí sinh tương lại.
Tuy nhiên, tư vấn tuyển sinh qua e-mail phải có chừng mực. Nên để một khoảng thời gian hay có thông tin khóa học, ngành học mới gửi e-mail tiếp. Nếu gửi quá nhiều, học sinh, phụ huynh sẽ phản cảm và cho là Spam.
(Còn tiếp phần 1)

Nguyễn Thái Duy
Các tin – bài liên quan
Tận dụng những gì mình có để giảm chi phí (tiếp phần 1)
Marketing Online – Quảng bá – PR tuyển sinh không tốn chi phí
Cách viết bài PR tuyển sinh hiệu quả

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)