Không ít trường cao đẳng có mức độ cạnh tranh đầu vào khá cao (lượng hồ sơ đăng ký, mức điểm trúng tuyển) nhưng lãnh đạo vẫn canh cánh nỗi lo: thí sinh giỏi sẽ không vào trường mình. Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Dương Đức Chính ví von "mùa tuyển sinh đến, lãnh đạo như tôi lúc nào cũng như ngồi trên ngọn cây ấy – gãy ngã lúc nào không biết".
Chờ thí sinh thi. Ảnh: Lê Anh Dũng
|
"Chọi" căng hơn đại học
Thông tin tổng hợp từ Bộ GD-ĐT cho biết, 5 trường cao đẳng lọt tốp có lượt hồ sơ đăng ký dự thi nhiều nhất năm nay gồm: CĐ Giao thông vận tải, CĐ Kinh tế đối ngoại, CĐ Tài chính Hải quan, CĐ Công thương TP.HCM và CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Cả 5 trường đều có lượt hồ sơ đăng kí dự thi trên 18.000 thí sinh trở lên.
Trao đổi với PV, lãnh đạo các trường này đều nhìn nhận: việc thí sinh chọn trường là bước đầu khẳng định thương hiệu. Tuy nhiên, để tuyển chọn được những thí sinh có chất lượng, các trường rất vất vả từ khâu tổ chức tuyển sinh, xác định điểm trúng tuyển cho đến tính toán làm sao để không bị phạt nhưng vẫn duy trì được chỉ tiêu được giao. Bởi lẽ, tâm lý "dự bị, sân sau" của thí sinh khi dự thi cao đẳng vẫn là phổ biến.
Theo Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Tài chính Hải quan Lê Trung Đạo, năm nay lượt thí sinh đăng ký dự thi vào trường tăng vọt, từ trên 17.000 (năm 2010) lên 26.573.
Lý do không loại trừ số lượng kha khá ứng viên đã dự thi ĐH trước đó. Và thực tế cho thấy, trong ngày làm thủ tục (14/7) tỷ lệ thí sinh đến đăng ký đạt 57,24%.
Còn Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm đến 10.000 nhưng vẫn là cao, với 27.778 lượt. Chỉ tiêu tuyển mới năm nay là 1.500.
Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Dương Đức Chính cho hay, lượt hồ sơ đăng ký dự thi vào trường năm nay tăng gần 1.000, với 18.238 bộ.
Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Lâm cho biết, năm nay ,trường nhận 29.550 bộ hồ sơ, với chỉ tiêu tuyển mới là 2100. Cũng như những năm trước trường dự đoán tỷ lệ hồ sơ "ảo" khoảng 30%.
Trường CĐ Công thương có lượt hồ sơ đăng ký dự thi cũng trên 18.000…
Điểm chuẩn ngất ngưởng
Ông Nguyễn Văn Lâm tin tưởng vào đánh giá từ phía dư luận xã hội, dù Đ yếu thế hơn ĐH, nhưng không ít trường CĐ nếu đem so sánh với các trường ĐH dân lập mới mở thì vẫn có uy tín hơn.
"Bởi vậy, có nhiều thí sinh chọn học CĐ còn hơn học những trường ĐH kém chất lượng. Thực tế này khiến Trường CĐ Giao thông vận tải không lo lắm – ông Lâm chia sẻ.
Lý do không loại trừ số lượng kha khá ứng viên đã dự thi ĐH trước đó. Và thực tế cho thấy, trong ngày làm thủ tục (14/7) tỷ lệ thí sinh đến đăng ký đạt 57,24%.
Còn Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm đến 10.000 nhưng vẫn là cao, với 27.778 lượt. Chỉ tiêu tuyển mới năm nay là 1.500.
Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Dương Đức Chính cho hay, lượt hồ sơ đăng ký dự thi vào trường năm nay tăng gần 1.000, với 18.238 bộ.
Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Lâm cho biết, năm nay ,trường nhận 29.550 bộ hồ sơ, với chỉ tiêu tuyển mới là 2100. Cũng như những năm trước trường dự đoán tỷ lệ hồ sơ "ảo" khoảng 30%.
Trường CĐ Công thương có lượt hồ sơ đăng ký dự thi cũng trên 18.000…
Điểm chuẩn ngất ngưởng
Ông Nguyễn Văn Lâm tin tưởng vào đánh giá từ phía dư luận xã hội, dù Đ yếu thế hơn ĐH, nhưng không ít trường CĐ nếu đem so sánh với các trường ĐH dân lập mới mở thì vẫn có uy tín hơn.
"Bởi vậy, có nhiều thí sinh chọn học CĐ còn hơn học những trường ĐH kém chất lượng. Thực tế này khiến Trường CĐ Giao thông vận tải không lo lắm – ông Lâm chia sẻ.
Áp lực cho lãnh đạo trường CĐ lớn lắm. Gọi mức vừa phải thí sinh đi hết thì thiếu chỉ tiêu, còn gọi nhiều thì vượt và sẽ bị Bộ "tuýt còi" – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Dương Đức Chính
|
Theo ông Lâm, năm 2010 điểm chuẩn vào Trường CĐ Giao thông vận tải ngành cao nhất là 22 điểm; ngành thấp nhất là 17 điểm.
Còn Trường CĐ Kinh tế Công nghiêp Hà Nội, tuy không ấn định điểm trúng tuyển cho từng ngành nhưng với mức điểm chuẩn vào trường năm 2010 (14,5 điểm) cao hơn điểm sàn quy định của Bộ 4,5 điểm – ông Chính cho biết.
Cùng chung quan điểm, ông Phạm Châu Thành – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại nhìn nhận, CĐ thi đợt cuối cùng và thí sinh đương nhiên sẽ chon học ĐH nếu trúng tuyển cả ĐH và CĐ. Tuy nhiên, với 1.500 chỉ tiêu được giao, ông tự tin với chất lượng đào tạo của trường sẽ tuyển đủ.
Ông dẫn dụ, mức điểm chuẩn vào trường nhiều năm gần đây chưa năm nào xuống ngưỡng 20. Năm 2010 ,để trúng tuyển, thí sinh phải có kết quả thi đạt 25 điểm. Và có năm điểm chuẩn của trường phải nâng lên 27.
Năm nay, trường tuyển sinh 6 ngành gồm Kinh doanh quốc tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý, Anh văn thương mại.
Tương tự, mức điểm trúng tuyển của Trường CĐ Tài chính Hải quan năm 2010 cũng khiến không ít trường ĐH phải "ghen tỵ". Ông Lê Trung Đạo, trưởng Phòng đào nhà trường cho biết, điểm chuẩn năm 2010 ngành cao nhất là 19 và thấp nhất là 15,5 – cao hơn nhiều điểm sàn quy định của Bộ.
Tuy nhiên, ông Đạo cho rằng: với chất lượng đầu vào không thấp, đầu ra đáp ứng nhu cầu và là điểm đến tin cậy của thí sinh trước mỗi mùa tuyển sinh. Nhưng hiện nay các trường chịu nhiều thiệt thòi…
Chưa có cơ chế "níu" chân thí sinh giỏi
Xuất phát từ tâm lý sính bằng ĐH hơn nên nhiều thí sinh giỏi chọn thi CĐ là giải pháp tạm thời. Bởi vậy, dù có nhiều kinh nghiệm trong tuyển sinh, nhiều trường cũng gặp khó trong việc đảm bảo chất lượng nhưng không phạm quy.
Ông Đạo nêu thực tế, hàng năm trường rất khó khăn trong việc ấn định điểm trúng tuyển vì đứng trước áp lực: gọi thí sinh đến nhiều sẽ bị phạt, còn gọi sát với chỉ tiêu thì sợ thí sinh không đến (đã trúng tuyển ĐH). Do đó, hàng năm trường phải dư ra một số lượng đáng kể để thí sinh không đến là vừa…
Cụ thể mùa tuyển sinh năm 2010 số thí sinh có kết quả thi đạt 19 điểm có đến 5.400 thí sinh, nhưng số đến chỉ có 2.000. Và đến số thí sinh nhập học thực chỉ có 1.800 – như vậy số trúng tuyển "ảo" đến 2/3, ông Đạo tính toán.
Còn Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Dương Đức Chính ví von "mùa tuyển sinh đến lãnh đạo như tôi lúc nào cũng như ngồi trên ngọn cây ấy – gãy ngã lúc nào không biết".
Ông cũng nêu thực tế, khi gọi thí sinh nhập học – chỉ cần sau 1 tháng thì tỷ lệ biến động rất nhiều – có khi đến vài trăm thí sinh bỏ không đến.
Có thể các em đã trúng tuyển ĐH do đó, năm nào trường cũng phải tính toán gọi dư đến 30% chỉ tiêu được giao để trừ đi số thí sinh không đến là vừa.
"Do đó, áp lực cho lãnh đạo trường CĐ lớn lắm" – ông Chính phân trần. Gọi mức vừa phải thí sinh đi hết thì thiếu chỉ tiêu, còn gọi nhiều thì vượt và sẽ bị Bộ "tuýt còi".
Đây cũng là tâm lý chung của đa số lãnh đạo các trường CĐ. Bởi vậy, không ít trường CĐ có "thương hiệu" sẽ tìm cách "lên đời" để không chịu nhiều áp lực và thiệt thòi trong quá trình đào tạo và phát triển.
Và ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Giao thông vận tải cho biết, sang năm 2012 trường sẽ tuyển sinh ĐH khóa đầu – vì trường đã có quyết định nâng cấp "lên đời ĐH" với tên Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải.
Và điều các nhà chuyên môn băn khoăn, phong trào "lên đời" ĐH ở các trường CĐ sẽ tiếp tục cho ra lò những sản phẩm na ná nhau mà vẫn không đáp ứng nhu cầu. Bài toán "nhu cầu xã hội" về bằng cấp của người học và "danh trường ĐH" sẽ làm hệ thống giáo dục sau đại học thêm lệch lạc.
Còn Trường CĐ Kinh tế Công nghiêp Hà Nội, tuy không ấn định điểm trúng tuyển cho từng ngành nhưng với mức điểm chuẩn vào trường năm 2010 (14,5 điểm) cao hơn điểm sàn quy định của Bộ 4,5 điểm – ông Chính cho biết.
Cùng chung quan điểm, ông Phạm Châu Thành – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại nhìn nhận, CĐ thi đợt cuối cùng và thí sinh đương nhiên sẽ chon học ĐH nếu trúng tuyển cả ĐH và CĐ. Tuy nhiên, với 1.500 chỉ tiêu được giao, ông tự tin với chất lượng đào tạo của trường sẽ tuyển đủ.
Ông dẫn dụ, mức điểm chuẩn vào trường nhiều năm gần đây chưa năm nào xuống ngưỡng 20. Năm 2010 ,để trúng tuyển, thí sinh phải có kết quả thi đạt 25 điểm. Và có năm điểm chuẩn của trường phải nâng lên 27.
Năm nay, trường tuyển sinh 6 ngành gồm Kinh doanh quốc tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý, Anh văn thương mại.
Tương tự, mức điểm trúng tuyển của Trường CĐ Tài chính Hải quan năm 2010 cũng khiến không ít trường ĐH phải "ghen tỵ". Ông Lê Trung Đạo, trưởng Phòng đào nhà trường cho biết, điểm chuẩn năm 2010 ngành cao nhất là 19 và thấp nhất là 15,5 – cao hơn nhiều điểm sàn quy định của Bộ.
Tuy nhiên, ông Đạo cho rằng: với chất lượng đầu vào không thấp, đầu ra đáp ứng nhu cầu và là điểm đến tin cậy của thí sinh trước mỗi mùa tuyển sinh. Nhưng hiện nay các trường chịu nhiều thiệt thòi…
Chưa có cơ chế "níu" chân thí sinh giỏi
Xuất phát từ tâm lý sính bằng ĐH hơn nên nhiều thí sinh giỏi chọn thi CĐ là giải pháp tạm thời. Bởi vậy, dù có nhiều kinh nghiệm trong tuyển sinh, nhiều trường cũng gặp khó trong việc đảm bảo chất lượng nhưng không phạm quy.
Ông Đạo nêu thực tế, hàng năm trường rất khó khăn trong việc ấn định điểm trúng tuyển vì đứng trước áp lực: gọi thí sinh đến nhiều sẽ bị phạt, còn gọi sát với chỉ tiêu thì sợ thí sinh không đến (đã trúng tuyển ĐH). Do đó, hàng năm trường phải dư ra một số lượng đáng kể để thí sinh không đến là vừa…
Cụ thể mùa tuyển sinh năm 2010 số thí sinh có kết quả thi đạt 19 điểm có đến 5.400 thí sinh, nhưng số đến chỉ có 2.000. Và đến số thí sinh nhập học thực chỉ có 1.800 – như vậy số trúng tuyển "ảo" đến 2/3, ông Đạo tính toán.
Còn Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Dương Đức Chính ví von "mùa tuyển sinh đến lãnh đạo như tôi lúc nào cũng như ngồi trên ngọn cây ấy – gãy ngã lúc nào không biết".
Ông cũng nêu thực tế, khi gọi thí sinh nhập học – chỉ cần sau 1 tháng thì tỷ lệ biến động rất nhiều – có khi đến vài trăm thí sinh bỏ không đến.
Có thể các em đã trúng tuyển ĐH do đó, năm nào trường cũng phải tính toán gọi dư đến 30% chỉ tiêu được giao để trừ đi số thí sinh không đến là vừa.
"Do đó, áp lực cho lãnh đạo trường CĐ lớn lắm" – ông Chính phân trần. Gọi mức vừa phải thí sinh đi hết thì thiếu chỉ tiêu, còn gọi nhiều thì vượt và sẽ bị Bộ "tuýt còi".
Đây cũng là tâm lý chung của đa số lãnh đạo các trường CĐ. Bởi vậy, không ít trường CĐ có "thương hiệu" sẽ tìm cách "lên đời" để không chịu nhiều áp lực và thiệt thòi trong quá trình đào tạo và phát triển.
Và ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Giao thông vận tải cho biết, sang năm 2012 trường sẽ tuyển sinh ĐH khóa đầu – vì trường đã có quyết định nâng cấp "lên đời ĐH" với tên Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải.
Và điều các nhà chuyên môn băn khoăn, phong trào "lên đời" ĐH ở các trường CĐ sẽ tiếp tục cho ra lò những sản phẩm na ná nhau mà vẫn không đáp ứng nhu cầu. Bài toán "nhu cầu xã hội" về bằng cấp của người học và "danh trường ĐH" sẽ làm hệ thống giáo dục sau đại học thêm lệch lạc.
Theo Kiều Oanh
(VietNamNet)
Bình luận (0)