Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Kích thích đam mê khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM có nhiu đơn v h tr hot đng khi nghip như S Khoa hc – Công ngh, Khu phn mm Quang Trung, ĐH Quc gia TP.HCM, Thành đoàn… Không ch h tr tài chính mà các đơn v này còn h tr đào to, hun luyn k năng, kết ni nhà đu tư.

Ông Nguyn Vit Dũng (Giám đc S Khoa hc – Công ngh TP.HCM) báo cáo các d án khi nghip vi lãnh đo thành ph hôm 7-9

Đa dng lĩnh vc đưc h tr

Theo Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM, chương trình Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (Speedup 2017) nhằm cung cấp công cụ hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho những dự án khởi nghiệp đổi mới thông qua các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp. Khởi động từ tháng 1-2017 đến nay, chương trình đã tiếp nhận và giải quyết 112 hồ sơ dự án khởi nghiệp. Trong đó, số lượng các dự án được tuyển chọn đạt tỷ lệ 14/112 (12,5%), khá cao so với tỷ lệ tuyển chọn dự án của các quỹ đầu tư hiện nay (VIISA đạt 5%, VSVA đạt 8%). Các lĩnh vực được hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, thương mại hóa sản phẩm khoa học và đổi mới công nghệ gồm: Cơ khí và tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ thông tin, hóa dược, công nghệ thực phẩm và công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, quản lý và phát triển đô thị, với tỷ lệ 78% dự án có kết quả nghiệm thu được ứng dụng trực tiếp và gián tiếp vào đời sống.

Theo các cá nhân và tổ chức khởi nghiệp, gói hỗ trợ này đã thật sự khơi gợi niềm đam mê khởi nghiệp và là cơ hội hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh. Được biết, các dự án được hỗ trợ thực hiện theo quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp do UBND TP.HCM ban hành cuối năm 2016. Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết hoạt động này được vận dụng từ chính sách và nguồn hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Cụ thể, các nội dung được hỗ trợ tài chính thông qua vườn ươm gồm một phần kinh phí cho cá nhân, nhóm, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo như trả tiền công lao động trực tiếp và sử dụng dịch vụ; nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm. Riêng Đề án 844 (Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025), ông Dũng cho rằng đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế, nguyên tắc hỗ trợ.

H tr 11,8 t đng cho các d án khi nghip

Đây là số tiền mà Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM vừa quyết định hỗ trợ cho 14 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chương trình Speedup 2017 đã được sở này công bố cuối năm 2016. Theo đó, mức hỗ trợ thấp nhất là 350 triệu đồng cho dự án “Usedata – nền tảng tương tác khách hàng cho thương mại điện tử” được thực hiện trong 4 tháng. Mức hỗ trợ cao nhất là gần 1,3 tỷ đồng cho dự án “Thiết kế và chế tạo thiết bị phẫu thuật ứng dụng công nghệ laser vi điểm” được thực hiện trong 13 tháng.

Trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp về tài chính liên quan đến đề án này, ông Dũng cho biết Sở Khoa học – Công nghệ đã tham mưu UBND TP hỗ trợ theo cơ chế thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ đến khi nào có hướng dẫn của Bộ Khoa học – Công nghệ thì sẽ tính tiếp. Với hướng giải quyết tạm thời này, Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học, ưu tiên chuyển giao khai thác kết quả cho tác giả và cơ quan chủ trì. Khi việc khai thác có hiệu quả thì doanh nghiệp, đơn vị đó phải hoàn lại cho Nhà nước. “Việc chưa có hướng dẫn thực hiện Đề án 844 đã gây ra khó khăn cho các bên thực hiện nên còn hạn chế trong hoạt động khởi nghiệp”, ông Dũng nhận định.

Thúc đy phát trin h sinh thái khi nghip

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đã xây dựng nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Không gian đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp (SIHUB) ra đời là một ví dụ. Đó là không gian làm việc chung, nơi cộng đồng khởi nghiệp sinh hoạt, quảng bá sản phẩm không thu phí, kết nối nhà đầu tư, tổ chức chương trình đào tạo cho cá nhân, doanh nghiệp… Thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM là cộng đồng khởi nghiệp đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ cá nhân từ cơ sở vật chất, tài chính, kinh nghiệm, và đặc biệt là thị trường.

Ông Lưu Đình Hòa (Đại diện doanh nghiệp khởi nghiệp tại Q.12) đề xuất, với các dự án khởi nghiệp, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ hoàn lại và không hoàn lại. Điều kiện cụ thể cho mỗi loại hỗ trợ cũng được quy định chặt chẽ. Đây là giải pháp tài chính mà một số nước cũng áp dụng hiệu quả cho hỗ trợ khởi nghiệp. Cùng quan điểm, ông Dũng đề cập đến giải pháp cho vay nhưng cụ thể vay có hay không tính lãi suất. Theo đó, sau hạn vay, nếu doanh nghiệp nào không có khả năng trả nợ thì căn cứ các điều kiện khách quan mà tính đến hỗ trợ không hoàn lại. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới cũng hỗ trợ khởi nghiệp bằng cách kết nối giữa Nhà nước, nhà đầu tư và doanh nghiệp (khởi nghiệp). Với giải pháp này, Nhà nước chỉ hỗ trợ những dự án đã được sự bảo trợ từ ngân hàng hoặc quỹ đầu tư. Ông Dũng khuyến khích các dự án được tiếp cận hỗ trợ theo hình thức này.

T.Anh

Bình luận (0)