Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Phải giải tỏa áp lực cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, mt hc sinh THCS đã chn đến cái chết, nguyên nhân là do em b trm cm vì không vưt qua cú sc đim kim tra thp. Qua s vic này, nhiu chuyên gia tâm lý cho rng do chương trình hc nng n, cha m k vng cao, chuyn đi môi trưng sng… khiến các em áp lc, lâu ngày dn đến trm cm.

Nhng hot đng gii trí sau gi hc như xem sách s giúp các em hc sinh cân bng li cm xúc, tinh thnẢnh: Y.Hà

Dưới đây là ý kiến của chuyên gia phân tích về hiện tượng này.

TS. tâm lý Bùi Hng Quân (C vn khoa hc Trung tâm đào to và chăm sóc tinh thn Ý tưng Vit): Tr v thành niên b trm cm ngày càng tăng

Trầm cảm xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thống kê từ nhiều cơ quan chuyên ngành cho thấy, tỉ lệ thanh niên, trẻ vị thành niên bị trầm cảm ngày càng gia tăng. Theo đó, nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm đến từ nhiều yếu tố như biến cố cuộc sống, thay đổi môi trường sống, áp lực học tập, dậy thì… Chỉ nói riêng đến chương trình giáo dục hiện nay nặng về kiến thức, thiếu thực hành, hạn chế giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Với 13 môn học chương trình phổ thông, một ngày các em phải học một lượng lớn kiến thức trên lớp, về nhà tiếp tục tham gia học thêm các môn. Mặt khác, phụ huynh luôn có sự kỳ vọng thành tích học tập vượt quá năng lực của con, thể hiện qua những câu hỏi thường xuyên về điểm số, thiếu sự hỏi han đến tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe sau một ngày trên lớp. Tất cả diễn ra suốt nhiều ngày, nhiều tháng trong năm, khiến các em luôn phải cố gắng học, học thật nhiều, thật giỏi mà ít có thời gian vui chơi, thư giãn dẫn đến áp lực, mệt mỏi. Tình trạng kéo dài, không được  giúp đỡ, chia sẻ có thể khiến các em trầm cảm. Ngoài những nguyên nhân trên, việc bao bọc quá kỹ từ gia đình khiến các em hình thành tính cách ỷ lại, thụ động, yếu kỹ năng giải quyết vấn đề cũng có thể khiến trẻ bị trầm cảm khi không biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Võ Th Minh Hu (Chuyên gia tâm lý lâm sàng ti Phòng khám Nhi đng thành ph): Tránh to áp lc trong hc tp

Có thể nói trầm cảm xảy ra khi trẻ trải qua một quá trình đối diện với áp lực, khó khăn chứ không phải ngày một, ngày hai. Rơi vào hoàn cảnh này, trẻ khó chấp nhận sự việc dẫn đến rối loạn, không kiểm soát được cảm xúc, vướng vào bế tắc nhưng lại không biết chia sẻ cùng ai. Việc không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ khiến các em phải trải qua thể trạng mệt mỏi, tâm trạng chán chường, làm việc thiếu hiệu quả, dễ cáu giận, ăn không ngon. Mặt khác, bản thân luôn cảm thấy vô nghĩa trước cuộc sống, mất niềm tin vào bản thân, vào các mối quan hệ xung quanh và không làm cho bản thân tốt hơn. Trường hợp bế tắc, trẻ sẽ hướng đến hành vi dại dột để giải thoát bản thân.

Tại phòng khám Nhi đồng thành phố, trẻ vị thành niên đến khám điều trị rối loạn cảm xúc, căng thẳng, trầm cảm thường rơi vào đầu năm học do các em chưa thích nghi môi trường mới và rơi vào sau các kỳ thi. Thời gian điều trị đòi hỏi cả một quá trình trị liệu tâm lý nhóm, kết hợp với thiền, yoga và thuốc. Nếu phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, hồi phục sức khỏe, tinh thần càng khả quan. Nhưng hiện nay không ít phụ huynh viện cớ bận công việc đã thiếu quan tâm khi con cái gặp áp lực, căng thẳng, trầm cảm. Từ đó xem thường bệnh tình và cho rằng trẻ sẽ vượt qua sau thời gian nhất định mà không biết rằng, để càng lâu, bệnh càng nặng, khó điều trị hơn. Đã có một số phụ huynh không kiên trì đi hết giai đoạn điều trị cho con khiến bệnh tái phát. Thậm chí có em sau 5 năm điều trị đã quay lại vì bệnh tái phát. Nếu chẳng may trẻ bị trầm cảm, gia đình không nên chủ quan, phó thác hoặc bỏ rơi con. Không chỉ đưa đến trung tâm, bệnh viện thăm khám, điều trị mà gia đình phải đồng hành, tạo môi trường an toàn để trẻ có thể giải tỏa tâm lý, nhận thức hành vi và cảm thấy bản thân được thấu hiểu.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, gia đình phải có sự quan tâm thường xuyên đến tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe và hỏi han trẻ như một người bạn. Tránh áp đặt, tạo áp lực trong học tập, cuộc sống và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng, vui chơi lành mạnh.

Về phía nhà trường, cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện tinh thần, cảm xúc khác lạ cần báo ngay cho gia đình biết, đồng thời phối hợp với chuyên viên tham vấn tâm lý nhà trường để kịp thời giúp đỡ các em. Trường hợp nặng cần phải có sự thăm khám, điều trị từ bác sĩ.

N.Trinh (ghi)

Bình luận (0)