Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ứng viên được chọn trường dạy khi thi tuyển giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Hin TP.HCM bt đu bưc vào k thi tuyn dng giáo viên năm hc 2023-2024. Năm nay, ti hơn 100 trưng THPT trên đa bàn thành ph cn tuyn 309 giáo viên. Trong khi đó, s ng viên tham gia thi tuyn là 891 ngưi, nhiu hơn năm trưc…


TP.HCM d kiến t chc 2 đt tuyn dng nhm đm bo có đ giáo viên đng lp cho các trưng

Mi ng viên đưc đăng ký 3 nguyn vng

Ông Tống Phước Lộc (Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên năm nay, mỗi ứng viên được đăng ký 3 nguyện vọng trường THPT theo nguyện vọng mong muốn của mình. Khi chọn lựa trường, ứng viên sẽ cân nhắc dựa trên các yếu tố: chỉ tiêu tuyển dụng của trường, khoảng cách địa lý của trường so với bản thân, để có thể đáp ứng công tác giảng dạy sau khi trúng tuyển. “Công tác tuyển dụng giáo viên được TP.HCM thực hiện theo Nghị định 115 của Chính phủ và Thông tư 06 của Bộ Nội vụ. Trong đó, ứng viên được chọn trường giảng dạy đã mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển dụng. Cụ thể, ứng viên được lựa chọn trường THPT khi thi tuyển ngay từ đầu đã giúp hạn chế tình trạng giáo viên bỏ nhiệm sở sau khi trúng tuyển với lý do trường xa xôi, trường không như mong muốn…, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường”, ông Tống Phước Lộc đánh giá.

Năm nay, ứng viên Nguyễn Đức Tài (tỉnh An Giang) ứng tuyển vào vị trí giáo viên môn hóa học ở 3 trường là THPT Vĩnh Lộc B, THPT Nguyễn Hữu Huân và THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là lần thứ 3 tham gia tuyển dụng giáo viên tại TP.HCM, ứng viên này cho biết bản thân bị hấp dẫn bởi môi trường làm việc cạnh tranh, đổi mới của giáo dục ở thành phố. “Năm nay, hóa học vẫn là môn có tỷ lệ chọi cao nhất song tôi vẫn hy vọng có cơ hội trúng tuyển vào những trường THPT theo thứ tự ưu tiên về năng lực, sức cạnh tranh…”, ứng viên Nguyễn Đức Tài chia sẻ.


Năm nay vic tuyn dng giáo viên ti TP.HCM có nhiu khi sc

Theo ông Tống Phước Lộc, năm nay công tác tuyển dụng giáo viên của TP.HCM có nhiều tín hiệu vui, khởi sắc hơn mọi năm, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, tỷ lệ ứng viên tham gia dự tuyển ở tất cả các môn đều tăng. Đặc biệt, các môn khó tuyển dụng, đặc thù như âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ năm nay cũng đã có ứng viên dự tuyển, dù không nhiều. Tỷ lệ cạnh tranh cao nhất là ở các môn toán, vật lý, hóa học với số ứng viên tham gia dự tuyển cao; trong đó môn toán có tới gần 250 ứng viên tham gia dự tuyển khi chỉ tiêu là 26 giáo viên. Tỷ lệ cạnh tranh cao sẽ giúp các trường THPT lựa chọn được những giáo viên xuất sắc nhất, phù hợp nhất cho đơn vị mình.

Xoay x đng vn khó tuyn giáo viên các môn ngh thut

Năm học 2023-2024, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) cần tuyển 1 giáo viên âm nhạc, 1 giáo viên tin học và 1 giáo viên công nghệ. Tuy nhiên, chỉ có môn công nghệ có 2 ứng viên dự tuyển, còn âm nhạc và tin học không có người ứng tuyển. Thầy Tô Lâm Viễn Khoa (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, năm trước nhà trường hợp đồng thỉnh giảng với 1 giáo viên âm nhạc của nhạc viện, 1 giáo viên mỹ thuật THCS để tổ chức 3 lớp mỹ thuật, 2 lớp âm nhạc cho học sinh khối 10. Năm nay, nhà trường tiếp tục duy trì cơ số lớp này ở hai khối 10 và 11, do đó muốn tuyển dụng thêm để đáp ứng chương trình giảng dạy, đồng thời giúp định hướng phát triển thêm các câu lạc bộ nghệ thuật để học sinh trải nghiệm. Riêng môn tin học, số lượng học sinh có nguyện vọng lựa chọn rất cao, nhà trường tuyển dụng thêm để đáp ứng yêu cầu nhưng 3 năm nay chưa tuyển dụng được. “Hiện nhà trường đang tính hợp đồng, thỉnh giảng để đảm bảo giáo viên đứng lớp, đáp ứng được yêu cầu học các môn lựa chọn của học sinh khối 10 và 11 theo chương trình mới”, thầy Tô Lâm Viễn Khoa cho biết.

T chc 2 đt tuyn dng giáo viên

Ông Tống Phước Lộc (Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, dự kiến năm nay TP.HCM sẽ tuyển dụng giáo viên theo 2 đợt. Với những trường không tuyển đủ giáo viên trong đợt 1 sẽ tiếp tục được Sở GD-ĐT TP.HCM thống kê nhu cầu ở các môn còn thiếu và tổ chức thêm đợt tuyển dụng thứ 2, đảm bảo đủ nguồn giáo viên đứng lớp cho các trường. Riêng đối với các môn như âm nhạc, mỹ thuật, TP.HCM sẽ tính đến việc chia sẻ giáo viên theo cụm, các trường THCS, THPT cùng hỗ trợ giáo viên lẫn nhau, để đáp ứng việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách hiệu quả. Trên thực tế, so với các tỉnh/thành khác, TP.HCM có nhiều chính sách đặc thù để thu hút giáo viên, tính cạnh tranh ở nhiều môn học là rất lớn. Tới đây, khi Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đi vào thực tế, kỳ vọng sẽ giúp TP.HCM thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực giáo viên chất lượng cao.

Năm học 2022-2023, để có giáo viên mỹ thuật đứng lớp giảng dạy cho 120 học sinh khối 10 lựa chọn học môn này, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) đã hợp đồng với giáo viên mỹ thuật… tiểu học. Năm nay nhà trường tiếp tục đăng ký tuyển dụng 1 giáo viên âm nhạc, 1 giáo viên mỹ thuật để đảm bảo đáp ứng đa dạng nguyện vọng học môn lựa chọn của học sinh khi học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, song vẫn không có. Đại diện nhà trường chia sẻ, bài toán thỉnh giảng, hợp đồng giáo viên tiếp tục được nhà trường đặt ra, để làm sao đảm bảo tổ chức hiệu quả nhất các môn học lựa chọn khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hướng tới định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho học sinh.

Phó Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1 đánh giá, sự khan hiếm nhân lực để tuyển dụng các môn nghệ thuật, tin học khiến việc triển khai thiết kế môn học lựa chọn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT thiếu hiệu quả như kỳ vọng. Vị này bày tỏ, chúng ta kỳ vọng nhiều vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc THPT, học sinh được chọn môn học theo sở thích, năng lực nhưng tuyển dụng lại luôn gặp khó khiến các trường xoay xở đủ hướng nhưng vẫn khó. Thậm chí, ngay cả khi thỉnh giảng được, giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa mới có thể đứng lớp.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)