Những thông tin trong cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ” do Bộ GD-ĐT phát hành mang giá trị tham khảo chứ không mang giá trị pháp lý.
Hàng chục năm qua cuốn cẩm nang do Bộ GD-ĐT độc quyền phát hành hàng năm được coi là tài liệu cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học cao đẳng trong cả nước. Bộ chỉ đạo các sở giáo dục đào tạo, trường đại học, cao đẳng, THPT căn cứ vào cuốn này để chỉ đạo, tham gia hoặc trực tiếp làm công tác tuyển sinh.
Con gà đẻ trứng vàng
Đối tượng phục vụ của cuốn tài liệu này là hàng vạn trường và hàng triệu thí sinh dự thi đại học cao đẳng hàng năm nên “cẩm nang” được coi là “con gà đẻ trứng vàng” của Bộ GD-ĐT. Có lẽ, ít có món hàng nào cung cầu thuận lợi như nó. Chính vì thế sau khi có những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ đã quan tâm ngay đến cẩm nang cho khối trung cấp chuyên nghiệp. Ngày 23.9.2011, Bộ có văn bản yêu cầu các cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả tuyển sinh năm 2011, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm 2012 để đưa thông tin vào cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh TCCN năm 2012”.
Nên giao tự chủ tuyển sinh về cho các trường. Trong ảnh: Giờ thực hành của SV ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Kim Anh
|
Thông qua cuốn những điều cần biết, người ta thấy Bộ GD-ĐT đã dành quá nhiều công sức cho việc tuyển sinh ĐH, CĐ, thậm chí làm gần hết việc tác nghiệp của địa phương của trường về tuyển sinh. Trong khi đó lại thả nổi việc chỉ đạo tuyển sinh vào đầu các cấp học của giáo dục phổ thông, hay tập trung và xây dựng chương trình học, biên soạn sách giáo khoa hoặc kiểm định chất lượng đào tạo.
Thiếu tính pháp lý
Mặc dù dành khá nhiều công sức cho “cẩm nang”, nhưng chính Bộ đã nhiều lần phủ nhận những nội dung quan trọng nhất trong cuốn này. Chẳng hạn, về cấp chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách. Nhiều trường ĐH đã công bố chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng khi công luận phản biện không nên có hệ B trong trường công thì vừa qua Bộ mới khẳng định: “Năm 2011, Bộ không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cho bất cứ trường ĐH, CĐ nào”. Đây chính là nguyên nhân của hàng loạt sự cố tại ĐH Y dược, ĐH Hoa Sen (TP.HCM). Nhất là sự cố ở ĐH Kiến trúc TP.HCM, khi trường vừa thông báo tuyển sinh hệ chính quy diện người học tự túc kinh phí thì được tin Bộ GD-ĐT không cho phép tuyển sinh. Mặc dù trước đó, trường này đã đăng công khai 100 chỉ tiêu đào tạo trong cuốn “cẩm nang”.
Bên cạnh đó, còn nổi cộm chuyện nhiều trường đã công khai học phí năm học trong cẩm nang nhưng khi nhập học thì học phí lại đội lên. Chẳng hạn, ĐH Văn Hiến (TP.HCM) cam kết học phí 3,3 – 3,7 triệu đồng/học kỳ ở bậc ĐH; 3,2 – 3,4 triệu đồng/học kỳ ở bậc CĐ nhưng vào năm học mới trường lại thu 5.000.000 đồng/học kỳ đối với các ngành CNTT, kỹ thuật điện tử và 4.500.000 đồng đối với các ngành còn lại.
Thế nên, không ít cán bộ thanh tra đã nhận định rằng, cuốn “cẩm nang” của Bộ phát hành chỉ mang giá trị tham khảo chứ không mang giá trị pháp lý. Và việc trả tuyển sinh, tự chủ về cho các trường cũng là việc cần làm gấp để đổi mới tuyển sinh. Vì vậy, cuốn “cẩm nang” đã đến thời cáo chung. Và chủ trương không phát hành của Bộ GD-ĐT là phù hợp với tình hình hiện nay.
Bên cạnh đó, còn nổi cộm chuyện nhiều trường đã công khai học phí năm học trong cẩm nang nhưng khi nhập học thì học phí lại đội lên. Chẳng hạn, ĐH Văn Hiến (TP.HCM) cam kết học phí 3,3 – 3,7 triệu đồng/học kỳ ở bậc ĐH; 3,2 – 3,4 triệu đồng/học kỳ ở bậc CĐ nhưng vào năm học mới trường lại thu 5.000.000 đồng/học kỳ đối với các ngành CNTT, kỹ thuật điện tử và 4.500.000 đồng đối với các ngành còn lại.
Thế nên, không ít cán bộ thanh tra đã nhận định rằng, cuốn “cẩm nang” của Bộ phát hành chỉ mang giá trị tham khảo chứ không mang giá trị pháp lý. Và việc trả tuyển sinh, tự chủ về cho các trường cũng là việc cần làm gấp để đổi mới tuyển sinh. Vì vậy, cuốn “cẩm nang” đã đến thời cáo chung. Và chủ trương không phát hành của Bộ GD-ĐT là phù hợp với tình hình hiện nay.
Nhà giáo Trần Nam Hà
Theo Đất Việt
Bình luận (0)