Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sở GD-ĐT Đắk Lắk công nhận 480 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh

Tạp Chí Giáo Dục

Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk vừa xét duyệt và công nhận 480 sáng kiến kinh nghiệm đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh trong đợt phát động cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý và công tác giáo dục dạy và học năm 2011.
(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)
Rút kinh nghiệm từ những cuộc thi các năm trước, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk kiên quyết loại bỏ và xử lý nghiêm các trường hợp sao chép sáng kiến kinh nghiệm của người khác, nơi khác đồng thời chấn chỉnh các tập thể thực hiện cuộc phát đông này theo kiểu hình thức, đối phó, lấy thành tích là chính. Với các biện pháp được xem làng mang tính cải cách khá triệt để nói trên, ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk đang kỳ vọng sẽ triệt tiêu căn bệnh hình thức trong việc làm sáng kiến kinh nghiệm.
Theo đánh giá của Hội đồng khoa học thì các sáng kiến kinh nghiệm tham gia đợt phát động năm nay đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cả chất và lượng.
Trong đó có 5 sáng kiến, kinh nghiệm được Hội đồng khoa học xếp loại tốt gồm: Sáng kiến “Xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng” của tác giả Trương Thị Minh Nguyệt thuộc trường THPT Buôn Ma Thuột; “Hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm” của tác giả Phan Văn Vinh; “Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài ‘Chuyển động phẳng của vật rắn’ lớp 12 chuyên lý” của tác giả Nguyễn Ngọc Thái thuộc trường THPT Chuyên Nguyễn Du; “Xử ảnh trong phần mềm quản lý PMIS của tác giả Nguyễn Hoa Nam thuộc Sở GD&ĐT Đắk Lắk và sáng kiến “Ứng dụng mã nguồn mở Joomla, kết hợp ODBC (Open Database Connectivity – Kết nối cơ sở dữ liệu mở) tạo website tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT trực tuyến tại Sở GD&ĐT của tác giả Phạm Hồng Yến thuộc Sở GD&ĐT Đắk Lắk.
Đây là năm học có số đơn vị và số lượng sáng kiến kinh nghiệm dự thi nhiều, phong phú về nội dung và mang tính thực tế nhiều nhất từ trước đến nay, nhiều sáng kiến đã được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả trong công tác quản lý và dạy và học ở Đắk Lắk hiện nay.
Theo Công Luận
(GD&TĐ)

Bình luận (0)