Bài 1: Tai nạn ở trường xảy ra như cơm bữa
CBYT Nguyễn Kim Lý |
Cô Nguyễn Kim Lý, cán bộ y tế
(CBYT) Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 khẳng định: “Không ngày nào là
không có tai nạn xảy ra với các em học sinh, nhất là vào giờ ra chơi. Nhẹ thì
trầy xước chảy máu, nặng thì phải đi cấp cứu”.
(CBYT) Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 khẳng định: “Không ngày nào là
không có tai nạn xảy ra với các em học sinh, nhất là vào giờ ra chơi. Nhẹ thì
trầy xước chảy máu, nặng thì phải đi cấp cứu”.
Ngày nào cũng có… chảy máu
Hơn 4 giờ chiều ngày 28-10,
lúc này tất cả học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4 đã hết giờ học.
Các em bắt đầu lục đục kéo nhau ra khỏi phòng học và nhanh chóng chạy xuống sân
trường chờ phụ huynh tới rước…
lúc này tất cả học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4 đã hết giờ học.
Các em bắt đầu lục đục kéo nhau ra khỏi phòng học và nhanh chóng chạy xuống sân
trường chờ phụ huynh tới rước…
Võ Nhất Huy, học sinh lớp 2/4
cũng vậy. Thấy anh trai (học lớp 4) đang đứng ở hồ bơi của trường, Nhất Huy vội
chạy lại khoe với anh là sáng nay được đi Đầm Sen. Do không chú ý nên Nhất Huy
bị té va hai đầu gối vào thành của hồ bơi. Hậu quả là đầu gối bên phải bị tét
chảy máu rất nhiều. Ngay sau đó, Nhất Huy được anh dẫn vào phòng y tế của trường.
Tại đây, cô Hà Mỹ Thanh Thuyên, CBYT đã rửa vết thương cho Nhất Huy. Thấy máu
chảy nhiều, cô Thuyên nói: “Phải vào bệnh viện khâu, vết thương quá sâu và
dài”. Rồi cô Thuyên băng vết thương cho Nhất Huy và nhanh chóng đưa em tới Bệnh
viện Q.4.
cũng vậy. Thấy anh trai (học lớp 4) đang đứng ở hồ bơi của trường, Nhất Huy vội
chạy lại khoe với anh là sáng nay được đi Đầm Sen. Do không chú ý nên Nhất Huy
bị té va hai đầu gối vào thành của hồ bơi. Hậu quả là đầu gối bên phải bị tét
chảy máu rất nhiều. Ngay sau đó, Nhất Huy được anh dẫn vào phòng y tế của trường.
Tại đây, cô Hà Mỹ Thanh Thuyên, CBYT đã rửa vết thương cho Nhất Huy. Thấy máu
chảy nhiều, cô Thuyên nói: “Phải vào bệnh viện khâu, vết thương quá sâu và
dài”. Rồi cô Thuyên băng vết thương cho Nhất Huy và nhanh chóng đưa em tới Bệnh
viện Q.4.
Buổi sáng cùng ngày, tại Trường
Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 cũng xảy ra một vụ tai nạn. Nạn nhân là em Lý
Huỳnh Khánh Vy, học sinh lớp 5/8. Nghe tiếng kẻng vào học, Khánh Vy vội vàng chạy
lên cầu thang và bị té trầy xước ở hai bàn tay. Sau đó em xuống phòng y tế để
cô Nguyễn Kim Lý (CBYT) làm vệ sinh và băng vết thương lại.
Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 cũng xảy ra một vụ tai nạn. Nạn nhân là em Lý
Huỳnh Khánh Vy, học sinh lớp 5/8. Nghe tiếng kẻng vào học, Khánh Vy vội vàng chạy
lên cầu thang và bị té trầy xước ở hai bàn tay. Sau đó em xuống phòng y tế để
cô Nguyễn Kim Lý (CBYT) làm vệ sinh và băng vết thương lại.
Cô Kim Lý cho biết: “Từ đầu
năm học 2011-2012 đến nay, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có bảy học sinh bị
tai nạn phải vào Bệnh viện Nhi đồng II. Cụ thể là học sinh Nguyễn Trung Kim
Ngân (lớp 5/1) bị bạn ngồi lên tay, phải vào bệnh viện bó bột. Một trường hợp
khác là em Tạ Hoàng Minh Anh (lớp 5/2), sau khi ăn trưa xong vào nhà vệ sinh
đánh răng và bị té đập đầu xuống đất, đau đến mức không nói được. Ngay lập tức
em được giáo viên cõng xuống phòng y tế để sơ cứu (chườm đá lạnh lên đầu để
không bị sưng và uống thuốc tan máu bầm) rồi nhanh chóng được chuyển đến bệnh
viện…”.
năm học 2011-2012 đến nay, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có bảy học sinh bị
tai nạn phải vào Bệnh viện Nhi đồng II. Cụ thể là học sinh Nguyễn Trung Kim
Ngân (lớp 5/1) bị bạn ngồi lên tay, phải vào bệnh viện bó bột. Một trường hợp
khác là em Tạ Hoàng Minh Anh (lớp 5/2), sau khi ăn trưa xong vào nhà vệ sinh
đánh răng và bị té đập đầu xuống đất, đau đến mức không nói được. Ngay lập tức
em được giáo viên cõng xuống phòng y tế để sơ cứu (chườm đá lạnh lên đầu để
không bị sưng và uống thuốc tan máu bầm) rồi nhanh chóng được chuyển đến bệnh
viện…”.
Tay ngang là… không ổn
Tai nạn trong trường học xảy
ra liền liền. Giờ ra chơi, học sinh nô đùa, chạy nhảy nên tai nạn xảy ra là điều
khó tránh khỏi. Nhưng ngay cả trong giờ học, tai nạn cũng xảy ra.
ra liền liền. Giờ ra chơi, học sinh nô đùa, chạy nhảy nên tai nạn xảy ra là điều
khó tránh khỏi. Nhưng ngay cả trong giờ học, tai nạn cũng xảy ra.
Mới đây, trong giờ học thủ
công của lớp 1/5 Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm vì không muốn cho bạn mượn
kéo nên học sinh Hoàng Hải Đăng đã giật lại cây kéo từ tay bạn. Hậu quả là em bị
đứt tay và phải vào bệnh viện khâu tới 5 mũi…
công của lớp 1/5 Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm vì không muốn cho bạn mượn
kéo nên học sinh Hoàng Hải Đăng đã giật lại cây kéo từ tay bạn. Hậu quả là em bị
đứt tay và phải vào bệnh viện khâu tới 5 mũi…
Bác sĩ Trương Đình Bắc, Bộ Y tế cho biết: “Cả nước có 35.167 trường từ tiểu học đến THPT, với tổng số 12.656.134 học sinh. Trong đó chỉ có 10.169 trường có phòng y tế, chiếm 28,9%. Tổng số CBYT trường học là 19.427 người (chuyên trách: 9.442 người, kiêm nhiệm: 9.985 người), trong đó có 63,1% CBYT không có chuyên môn”. |
Ngoài tai nạn, việc học sinh
đau bụng, nhức đầu cũng xảy ra liên tục. Ngay trong buổi chiều ngày 28-10, khi
chúng tôi tới phòng y tế Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi bắt gặp một giáo viên
dẫn học sinh Nguyễn Tuấn Kiệt, lớp 1/3 vào phòng y tế. Em bị nhức đầu và khóc
suốt. Sau khi được cô Thanh Thuyên cho uống thuốc giảm đau, Tuấn Kiệt không
khóc nữa và từ từ ngủ thiếp đi.
đau bụng, nhức đầu cũng xảy ra liên tục. Ngay trong buổi chiều ngày 28-10, khi
chúng tôi tới phòng y tế Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi bắt gặp một giáo viên
dẫn học sinh Nguyễn Tuấn Kiệt, lớp 1/3 vào phòng y tế. Em bị nhức đầu và khóc
suốt. Sau khi được cô Thanh Thuyên cho uống thuốc giảm đau, Tuấn Kiệt không
khóc nữa và từ từ ngủ thiếp đi.
Trong trường hợp cô Thanh
Thuyên không có chuyên môn thì chắc chắc em Tuấn Kiệt sẽ phải khóc vì đau đầu đến
khi nào ba mẹ tới rước và đưa đi bác sĩ. Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi cho biết: “Trước đây, trường không có CBYT chuyên trách mà
lấy giáo viên dự khuyết phụ trách công tác này. Mỗi khi có chuyện xảy ra, nhà
trường cứ rối cả lên. Thậm chí khi học sinh bị té chảy máu, nhiều giáo viên sợ
máu không biết xử trí sao…”.
Thuyên không có chuyên môn thì chắc chắc em Tuấn Kiệt sẽ phải khóc vì đau đầu đến
khi nào ba mẹ tới rước và đưa đi bác sĩ. Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi cho biết: “Trước đây, trường không có CBYT chuyên trách mà
lấy giáo viên dự khuyết phụ trách công tác này. Mỗi khi có chuyện xảy ra, nhà
trường cứ rối cả lên. Thậm chí khi học sinh bị té chảy máu, nhiều giáo viên sợ
máu không biết xử trí sao…”.
Cô Kim Lý, Trường Nguyễn Bỉnh
Khiêm kể lại: “Cách đây tám năm, lúc đó tôi mới chuyển qua làm CBYT. Ca đầu
tiên của tôi là một nam học sinh bị té gãy xương vai. Do chưa qua đào tạo nên
tôi không thể biết em này bị gãy xương vai, vì vậy chỉ cho em uống thuốc giảm
đau. Sau đó em này lên lớp học tiếp. Chiều về nhà, em nói với mẹ là đau vai. Bà
mẹ đưa con đi bệnh viện chụp phim và phát hiện bị gãy xương vai. Ngày hôm sau,
phụ huynh vào trường chửi tôi một trận. Ngay sau đó tôi phải đăng ký đi học lớp
sơ cấp y tế”…
Khiêm kể lại: “Cách đây tám năm, lúc đó tôi mới chuyển qua làm CBYT. Ca đầu
tiên của tôi là một nam học sinh bị té gãy xương vai. Do chưa qua đào tạo nên
tôi không thể biết em này bị gãy xương vai, vì vậy chỉ cho em uống thuốc giảm
đau. Sau đó em này lên lớp học tiếp. Chiều về nhà, em nói với mẹ là đau vai. Bà
mẹ đưa con đi bệnh viện chụp phim và phát hiện bị gãy xương vai. Ngày hôm sau,
phụ huynh vào trường chửi tôi một trận. Ngay sau đó tôi phải đăng ký đi học lớp
sơ cấp y tế”…
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, Phó
phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT TP cũng cho biết, đi kiểm tra một số trường mầm
non phát hiện giáo viên lãnh trách nhiệm cho trẻ uống thuốc của phụ huynh gửi.
Nếu sơ suất rất dễ xảy ra tình trạng cho trẻ này uống thuốc của trẻ kia. Nguyên
nhân là do trường thiếu CBYT nên giáo viên mới phải làm việc này…
phòng Công tác HSSV, Sở GD-ĐT TP cũng cho biết, đi kiểm tra một số trường mầm
non phát hiện giáo viên lãnh trách nhiệm cho trẻ uống thuốc của phụ huynh gửi.
Nếu sơ suất rất dễ xảy ra tình trạng cho trẻ này uống thuốc của trẻ kia. Nguyên
nhân là do trường thiếu CBYT nên giáo viên mới phải làm việc này…
Từ thực tế trên cho thấy,
“vai trò của CBYT trong trường học là rất quan trọng và cần thiết”, cô Thúy Hà
khẳng định.
“vai trò của CBYT trong trường học là rất quan trọng và cần thiết”, cô Thúy Hà
khẳng định.
Bài, ảnh: Hòa
Triều
Triều
TP.HCM hiện có khoảng 1.500 trường từ mầm non đến THPT. Trong số đó có tới trên 350 trường “trắng” CBYT. Không chỉ có vậy, trong tổng số trên 1.500 CBYT thì có 800 CBYT là kiêm nhiệm. Những CBYT kiêm nhiệm thường không có chuyên môn, nghiệp vụ về y tế. Vì vậy mà có cũng như… không. |
Bình luận (0)