Hôm nay 15-1, thời hạn cuối cùng để các trường ĐH, CĐ nộp báo cáo và công bố trên website của trường về những nội dung “3 công khai” theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Nhưng công khai đến đâu, công khai cái gì và đâu là giới hạn của “công khai” thì vẫn là câu hỏi lớn trong khi nhiều trường làm chiếu lệ, theo phong trào. Và để công khai thành nếp văn hóa trong giáo dục, bộ cũng cần cho thêm thời gian để các trường “công khai”.
Làm theo phong trào
Thực tế cho thấy, trước khi Bộ GD-ĐT ra yêu cầu thực hiện “3 công khai”, nhiều trường ĐH (40 trường thực hiện đánh giá ngoài) đã công khai những nội dung này và nay làm thêm một bước là đưa lên website của trường.
Sinh viên thực tập
tại phòng tự động hóa sản xuất Trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Ảnh: T.HÙNG
TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng ý nghĩa của công khai là nói thật cho người học, xã hội biết những gì mình có, đối lập với những gì lâu nay mập mờ, không minh bạch. Do đó, các trường đã làm thì nên làm một cách khách quan chứ như hiện nay là làm theo phong trào. Một trong những nội dung mà nhiều trường đang lo lắng nhất chính là vấn đề chuẩn đầu ra cho các chương trình, ngành đào tạo. Và để chạy đua kịp với thời hạn mà Bộ GD-ĐT đưa ra, nhiều trường đối phó bằng cách sao chép chuẩn của các trường đã công bố trên mạng.
Đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, đơn vị đầu tiên của cả nước công bố chuẩn đầu ra, cho rằng chuẩn đầu ra của trường sau khi công bố trên website đã có một số trường khác sao chép… làm chuẩn đầu ra cho trường mình. Đáng nói hơn, có trường còn bê nguyên cả tên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật gắn vào chuẩn đầu ra của trường mình!
Dù nội dung chuẩn đầu ra Bộ GD-ĐT cũng không buộc các trường phải làm ngay nhưng có lẽ do quá sợ bị phạt “không giao chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010” nên nhiều trường nhắm mắt làm đại, miễn có là được để khỏi bị bộ thổi còi. Và việc hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra cho các trường cũng được người đứng đầu bộ này cho biết khoảng đến cuối năm 2010 bộ mới ban hành chính thức, các trường không làm kịp cũng không sao!
Dù nội dung chuẩn đầu ra Bộ GD-ĐT cũng không buộc các trường phải làm ngay nhưng có lẽ do quá sợ bị phạt “không giao chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010” nên nhiều trường nhắm mắt làm đại, miễn có là được để khỏi bị bộ thổi còi. Và việc hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra cho các trường cũng được người đứng đầu bộ này cho biết khoảng đến cuối năm 2010 bộ mới ban hành chính thức, các trường không làm kịp cũng không sao!
Nhiều trường cho rằng xây dựng chuẩn đầu ra có nghĩa các trường cam kết một chuẩn chất lượng “sản phẩm” mà trường cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao các trường có thể biết được “sản phẩm” của mình ra lò có đạt được chuẩn đã đưa ra hay không thì chưa có cách để chứng minh.
Ngoài vấn đề chuẩn đầu ra, những nội dung đội ngũ giảng viên, thu chi tài chính cũng làm rất hình thức. Trong số hơn 300 trường đã báo cáo về Bộ GD-ĐT cũng như trên website, không trường nào công bố được danh sách tên đội ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng mà chỉ công bố bằng những con số vô thưởng, vô phạt.
Ngoài vấn đề chuẩn đầu ra, những nội dung đội ngũ giảng viên, thu chi tài chính cũng làm rất hình thức. Trong số hơn 300 trường đã báo cáo về Bộ GD-ĐT cũng như trên website, không trường nào công bố được danh sách tên đội ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng mà chỉ công bố bằng những con số vô thưởng, vô phạt.
Một lấn cấn khác cũng dễ nhận thấy đối với các đại học khu vực như Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Thái Nguyên… việc công khai đối với họ cũng gặp một số vấn đề như: giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị là những tài sản chung nhưng khi công khai lại tách ra từng trường thì rất khó xử lý…
Văn hóa công khai
Phần lớn những nội dung công khai nhiều trường thực hiện chưa biết thực hư thế nào nhưng việc chủ trương này được dư luận đánh giá dẫu sao có cũng còn đỡ hơn không. “Con tôi theo học tại một trường dân lập đã 3 năm nay nhưng những thông tin về học phí hàng năm, quy mô nhà trường thế nào tôi cũng không biết. Nay nghe nói nhà trường đưa mọi thông tin trên trang web của trường… vào xem thử cũng thấy yên tâm hơn” – một phụ huynh có con học đại học phấn khởi.
Theo PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Trưởng ban Đại học – Sau đại học ĐH Quốc gia TPHCM, việc công khai trong giáo dục ĐH đối với nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện trước ta khá lâu rồi và nó trở thành một nếp văn hóa. Tuy nhiên để xây dựng “tính công khai”, Bộ GD-ĐT cần cho các trường thêm lộ trình để hoàn thiện, thay đổi từ tư duy đến cách làm. Chứ trong một tháng lệnh các trường thực hiện đầy đủ theo các biểu mẫu chi tiết, nếu không nói là phức tạp… thì quá sức với các trường và bộ phận thực hiện công tác này. Hơn nữa, đã công khai thì chính bộ cũng cần công khai hơn nữa đối với những đơn vị vi phạm thường xuyên.
Phần lớn những nội dung công khai nhiều trường thực hiện chưa biết thực hư thế nào nhưng việc chủ trương này được dư luận đánh giá dẫu sao có cũng còn đỡ hơn không. “Con tôi theo học tại một trường dân lập đã 3 năm nay nhưng những thông tin về học phí hàng năm, quy mô nhà trường thế nào tôi cũng không biết. Nay nghe nói nhà trường đưa mọi thông tin trên trang web của trường… vào xem thử cũng thấy yên tâm hơn” – một phụ huynh có con học đại học phấn khởi.
Theo PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Trưởng ban Đại học – Sau đại học ĐH Quốc gia TPHCM, việc công khai trong giáo dục ĐH đối với nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện trước ta khá lâu rồi và nó trở thành một nếp văn hóa. Tuy nhiên để xây dựng “tính công khai”, Bộ GD-ĐT cần cho các trường thêm lộ trình để hoàn thiện, thay đổi từ tư duy đến cách làm. Chứ trong một tháng lệnh các trường thực hiện đầy đủ theo các biểu mẫu chi tiết, nếu không nói là phức tạp… thì quá sức với các trường và bộ phận thực hiện công tác này. Hơn nữa, đã công khai thì chính bộ cũng cần công khai hơn nữa đối với những đơn vị vi phạm thường xuyên.
Về việc “phạt không giao chỉ tiêu tuyển sinh 2010 cho những trường nào không thực hiện 3 công khai”, PGS Nghĩa cho rằng bộ phạt cũng được mà không phạt cũng được. Tuy nhiên, nếu phạt thì hơi “kẹt” cho những trường nào đó chưa kịp công khai và cũng lỡ nhịp cho việc đào tạo nguồn nhân lực.
Nếu chúng ta đưa ra chủ trương nhằm mục đích làm cho có phong trào thì chắc chắn cũng chỉ dừng lại ở hai từ phong trào không hơn không kém. Vấn đề là ở chỗ phải xác định rõ quan điểm, mục tiêu công khai để làm gì thì chủ trương sẽ nhận được sự đồng thuận của dư luận, việc thực hiện cũng khách quan. Và một chủ trương đúng cũng không thể thiếu phần hậu kiểm, giám sát.
Nếu chúng ta đưa ra chủ trương nhằm mục đích làm cho có phong trào thì chắc chắn cũng chỉ dừng lại ở hai từ phong trào không hơn không kém. Vấn đề là ở chỗ phải xác định rõ quan điểm, mục tiêu công khai để làm gì thì chủ trương sẽ nhận được sự đồng thuận của dư luận, việc thực hiện cũng khách quan. Và một chủ trương đúng cũng không thể thiếu phần hậu kiểm, giám sát.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho biết, tính đến chiều 14-1, đã có hơn 300/376 trường ĐH-CĐ trên cả nước về thực hiện “3 công khai”. Qua báo cáo của các trường, khối các trường tài chính – ngân hàng có tỷ lệ sinh viên/giảng viên cao nhất từ 40 – 60 sinh viên/giảng viên, các trường kỹ thuật công nghệ có tỷ lệ 10 – 20 sinh viên/giảng viên và khối trường văn hóa nghệ thuật có tỷ lệ 10 sinh viên/giảng viên.
Về mức học phí, học phí của các trường ngoài công lập cao hơn gấp 2- 3 lần những trường ĐH-CĐ ngoài công lập. Về diện tích đất/sinh viên, có hơn 40 trường có diện tích đất/sinh viên dưới 3m²; hơn 150 trường có diện tích đất/sinh viên đạt 20m². Nhận xét về nội dung báo cáo “3 công khai”, ông Ngữ cho rằng một số báo cáo chuẩn bị chưa kỹ, chưa đầy đủ nội dung theo quy định như danh mục giáo trình, lý lịch khoa học giảng viên trên web của trường chưa đầy đủ… |
THANH HÙNG / SGGP
Bình luận (0)