Nhằm biểu dương các nhà giáo tích cực, sáng tạo trong giảng dạy cũng như khuyến khích, động viên nhà giáo phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT vừa chỉ đạo các sở GD-ĐT giới thiệu, tôn vinh “Nhà giáo được học sinh (HS) yêu quý nhất” năm học 2009 – 2010 ở cấp trường, huyện và tỉnh.
Đối với bậc tiểu học, rất khó chọn “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” vì các em được gần gũi với rất ít giáo viên. Ảnh: HUY LÂN
Khó định lượng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở cấp trường, từng trường có thể tổ chức để HS tham gia giới thiệu bằng những hình thức khác nhau, như: thi sáng tác, thi kể chuyện về giáo viên (GV) mà các em yêu quý; tham gia bình chọn GV có giờ dạy trí tuệ nhất, GV có khả năng thuyết phục giỏi nhất, GV để lại cho HS ấn tượng sâu sắc nhất… Hội đồng tuyển chọn cấp trường gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cùng tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban nữ công và cán bộ phụ trách các đoàn thể khác trong trường.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở cấp trường, từng trường có thể tổ chức để HS tham gia giới thiệu bằng những hình thức khác nhau, như: thi sáng tác, thi kể chuyện về giáo viên (GV) mà các em yêu quý; tham gia bình chọn GV có giờ dạy trí tuệ nhất, GV có khả năng thuyết phục giỏi nhất, GV để lại cho HS ấn tượng sâu sắc nhất… Hội đồng tuyển chọn cấp trường gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cùng tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban nữ công và cán bộ phụ trách các đoàn thể khác trong trường.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, ở bậc tiểu học và THCS, hội đồng cấp trường sẽ xét chọn một nhà giáo đề nghị tôn vinh và gửi hồ sơ về hội đồng cấp huyện. Hội đồng cấp huyện sẽ xét chọn một thầy giáo và một cô giáo để tôn vinh cấp huyện, kết quả này sẽ được gửi lên tỉnh để đề nghị xét tôn vinh cấp tỉnh. Đối với bậc THPT, hội đồng cấp trường xét chọn một GV để gửi tới cấp tỉnh. Cấp này sẽ xét công nhận một thầy giáo và một cô giáo đạt danh hiệu của tỉnh, TP đó.
Việc vinh danh nhà giáo được rất nhiều GV ủng hộ, bởi thực tế, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú quá xa tầm tay của họ. Tuy nhiên, việc bình chọn thế nào lại là vấn đề không dễ dàng. Nếu đã là GV được HS yêu quý nhất thì chủ thể bình chọn phải là HS chứ không phải hiệu trưởng và cán bộ nhà trường như hướng dẫn. Thầy Nguyễn Hữu Chiệu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú – Hà Nội, cho rằng rất khó để biết thế nào là yêu quý nhất vì điều này không định lượng được.
Không thực chất
Theo thầy Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội, không thể để cán bộ trong trường bình chọn mà phải là HS và phụ huynh HS. Thầy Đại nhấn mạnh: “Cần phải trao quyền quyết định bình chọn cho HS bằng nhiều hình thức như: đề cử, bỏ phiếu hay đưa lên mạng của trường. Chắc chắn, các em sẽ có ngay những bình luận về thầy cô. Phải nghe ý kiến của HS thì mới chọn được người xứng đáng chứ cứ chọn kiểu hành chính sẽ dẫn đến nặng nề, chạy theo bệnh thành tích”.
Việc vinh danh nhà giáo được rất nhiều GV ủng hộ, bởi thực tế, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú quá xa tầm tay của họ. Tuy nhiên, việc bình chọn thế nào lại là vấn đề không dễ dàng. Nếu đã là GV được HS yêu quý nhất thì chủ thể bình chọn phải là HS chứ không phải hiệu trưởng và cán bộ nhà trường như hướng dẫn. Thầy Nguyễn Hữu Chiệu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú – Hà Nội, cho rằng rất khó để biết thế nào là yêu quý nhất vì điều này không định lượng được.
Không thực chất
Theo thầy Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội, không thể để cán bộ trong trường bình chọn mà phải là HS và phụ huynh HS. Thầy Đại nhấn mạnh: “Cần phải trao quyền quyết định bình chọn cho HS bằng nhiều hình thức như: đề cử, bỏ phiếu hay đưa lên mạng của trường. Chắc chắn, các em sẽ có ngay những bình luận về thầy cô. Phải nghe ý kiến của HS thì mới chọn được người xứng đáng chứ cứ chọn kiểu hành chính sẽ dẫn đến nặng nề, chạy theo bệnh thành tích”.
Thầy Đại ví dụ: Nếu hiệu trưởng yêu quý một GV nào đó, chắc chắn thầy sẽ “o bế” cho người của mình; các GV khác thấy vậy cũng chiều theo ý hiệu trưởng và việc bình chọn sẽ trở trành vô nghĩa. “Hiện trên trang web của trường tôi có mục “Viết về Nguyễn Gia Thiều”, trong đó rất nhiều HS và cả cựu HS của trường đã viết về thầy dạy môn công nghệ, một môn rất phụ, bằng những dòng tâm tình rất hay, rất tình cảm. Đó mới thực sự là nhà giáo được tôn tinh, được HS yêu quý nhất” – thầy Đại nhận xét.
GS Phạm Tất Dong, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc bình chọn danh hiệu này “thấy thế nào ấy” và theo ông, có thể Bộ GD-ĐT “nghĩ chưa chín”. GS Dong nhận xét còn rất nhiều điều cần phải bàn lại trong việc bình chọn này, bởi thực tế rất nhiều GV dạy rất giỏi, không có họ thì kỷ cương nhà trường không được bảo vệ nhưng lại không được HS yêu quý.
Như vậy sẽ dẫn đến thiệt thòi cho những GV như thế. Về việc mỗi trường chỉ được bình chọn một nhà giáo, thầy Đặng Đình Đại cho rằng không nên quy định cứng nhắc. “Thực tế, trong một trường có thể có nhiều GV dạy giỏi, được HS yêu quý. Việc chọn một người theo cách “hành chính” thế này sẽ rất dễ dẫn đến mặc cảm giữa các GV trong cùng một trường” – thầy Đại băn khoăn.
Theo bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú – TPHCM, việc bầu chọn danh hiệu “Nhà giáo được HS yêu quý nhất” quá hình thức. “Yêu cầu đầu tiên tất nhiên phải do HS bình chọn. Tuy nhiên, ở bậc tiểu học, mỗi năm các cháu chỉ được học với một thầy/cô giáo. Ở bậc THCS, THPT, HS cũng chỉ được học với một nhóm GV, không biết nhiều GV khác, vậy HS sẽ bình chọn như thế nào và kết quả sẽ ra sao?
Đã thế, khi bình chọn ở các trường, danh sách lại được chuyển lên cấp huyện rồi tỉnh để cuối cùng chọn 2 nhà giáo. Kết quả liệu có khách quan không, khi mà ngay từ ban đầu việc bình chọn đã không thực chất? Vì thế, tôi cho rằng việc bình chọn này là không nên vì quá hình thức” – bà Hải nhận xét.
GS Phạm Tất Dong, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc bình chọn danh hiệu này “thấy thế nào ấy” và theo ông, có thể Bộ GD-ĐT “nghĩ chưa chín”. GS Dong nhận xét còn rất nhiều điều cần phải bàn lại trong việc bình chọn này, bởi thực tế rất nhiều GV dạy rất giỏi, không có họ thì kỷ cương nhà trường không được bảo vệ nhưng lại không được HS yêu quý.
Như vậy sẽ dẫn đến thiệt thòi cho những GV như thế. Về việc mỗi trường chỉ được bình chọn một nhà giáo, thầy Đặng Đình Đại cho rằng không nên quy định cứng nhắc. “Thực tế, trong một trường có thể có nhiều GV dạy giỏi, được HS yêu quý. Việc chọn một người theo cách “hành chính” thế này sẽ rất dễ dẫn đến mặc cảm giữa các GV trong cùng một trường” – thầy Đại băn khoăn.
Theo bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú – TPHCM, việc bầu chọn danh hiệu “Nhà giáo được HS yêu quý nhất” quá hình thức. “Yêu cầu đầu tiên tất nhiên phải do HS bình chọn. Tuy nhiên, ở bậc tiểu học, mỗi năm các cháu chỉ được học với một thầy/cô giáo. Ở bậc THCS, THPT, HS cũng chỉ được học với một nhóm GV, không biết nhiều GV khác, vậy HS sẽ bình chọn như thế nào và kết quả sẽ ra sao?
Đã thế, khi bình chọn ở các trường, danh sách lại được chuyển lên cấp huyện rồi tỉnh để cuối cùng chọn 2 nhà giáo. Kết quả liệu có khách quan không, khi mà ngay từ ban đầu việc bình chọn đã không thực chất? Vì thế, tôi cho rằng việc bình chọn này là không nên vì quá hình thức” – bà Hải nhận xét.
Coi chừng xúc phạm giáo viên!
“Tôi không hiểu nổi!”. ông Chu Xuân Thành, nguyên trưởng Phòng Giáo dục Trung học Sở GD-ĐT TPHCM, thốt lên. Theo ông, những GV được bình chọn chưa chắc đã đúng. “Không phải HS nào cũng được học, được tiếp xúc với tất cả GV trong trường để bầu chọn. Mặt khác, GV tốt thường là những người nghiêm khắc để các em tiến bộ, thế nhưng họ lại thường không được lòng HS, trong khi lá phiếu chính vẫn là HS bầu chọn. Như vậy, khó có kết quả khách quan, trung thực” – ông Thành khẳng định. Trong khi đó, TS Mai Ngọc Luông, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Khoa học – Tâm lý TPHCM, cho rằng việc bầu chọn này là “nguy hiểm”. “Theo tôi, việc bầu chọn trước tiên trên cơ sở của HS là không ổn, nhiều khi gây mất đoàn kết, thậm chí xúc phạm đến GV. Theo tôi, Bộ GD-ĐT không nên tổ chức cuộc bình chọn này. Nhà giáo được HS yêu quý hay không thì hãy để thực tế chứng minh” – TS Luông nhìn nhận.
|
YẾN ANH – HUY LÂN/ NLĐ
Bình luận (0)