Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Thái Lan: Đưa vào chương trình học môn Môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Một buổi hội thảo của giáo viên Thái Lan về cách dạy môi trường cho học sinhTrẻ em bị mất nhiều thứ nhất do thay đổi khí hậu hơn bất cứ nhóm nào khác trong xã hội.

Học về môi trường chưa sẵn sàng trong chương trình học của hầu hết các trường học tại Thái Lan.

Một nghị định cấp Bộ hồi tháng 11-2001 yêu cầu hơn 32.000 trường học tại Thái Lan dạy theo chương trình cơ bản quốc gia gồm 8 môn. Tuy nhiên, học về môi trường là một môn khác, không nằm trong các môn cơ bản của chương trình chính khóa.

Cũng vậy, chương trình giáo dục cơ bản có vô số liên quan đến tầm quan trọng của nghiên cứu môi trường và khuyến khích các trường đưa cảnh báo môi trường vào các bài học và đề án của mình.

Một số chuyên gia nghĩ việc này sẽ khiến các trường trễ thời gian và cho họ cơ hội để bỏ qua giáo dục về môi trường (EE). Họ cho rằng để dạy về môi trường, phải đưa EE vào 8 môn cơ bản, nhưng lại không có môn thi về EE, và gây khó cho Bộ Giáo dục kiểm tra thành tích.

Vận động thay đổi

Chaiyod Bunyagidj, Phó giám đốc của Viện Môi trường Thái Lan (TEI), đã vận động để thay đổi chương trình từ năm 1998, nhưng không ăn thua. TEI thậm chí viết sách giáo khoa về thay đổi thời tiết, nhưng không được Bộ sử dụng.

Quan chức của Bộ nói không cần thiết phải đưa việc học về môi trường thành một môn riêng biệt bởi trẻ đã đang học về môi trường qua những môn cơ bản, vốn là “cơ thể của tri thức” và “những lĩnh vực học hỏi”, mà trong đó vốn có vô số chỗ cho EE.

Thách thức

Trẻ em Thái Lan đang được dạy về môi trường, nhưng đề cương bài giảng thay đổi tùy từng trường, và tùy từng giáo viên. Tại nhiều trường, những vấn đề môi trường quả thực được dạy thông qua những môn cơ bản.

Nhiều trường lại đề ra thách thức khi khuyến khích giáo viên đưa EE vào bài học riêng. Một số trường thậm chí gắn kết và nhập môi trường với những bài học của các đồng nghiệp.

Thí dụ, một thầy giáo tiếng Anh có thể đưa ra bài học tổng quát về môi trường, giúp học sinh có từ vựng cần thiết để đọc sách tiếng Anh hoặc trên trang web. Cùng lúc, một giáo viên về khoa học tổng quát có thể hướng dẫn học sinh về làm thế nào để biết chất lượng nước bằng cách phân tích mẫu lấy từ một con sông hay vòi nước máy, trong khi một giáo viên khác dạy về xã hội có thể xem xét lý thuyết Kinh tế đủ và nhu cầu cho các dự án phát triển cần tiêu thụ một lượng nước khổng lồ.

Có điều là những giáo viên cứng đầu thường thiếu kỹ năng dạy cho có chất lượng mà vấn đề môi trường đòi hỏi, và những trường không được tài trợ đủ không có cơ sở vật chất gì để giáo viên giảng về môi trường. Nên cũng chẳng mấy ai tha thiết giảng dạy hay học về môi trường.

Hỗ trợ từ bên ngoài

TEI tô điểm cho điều này bằng cách điều hành một số dự án học về môi trường tại các trường trên cơ bản xoay vòng. Bà Nongpal Chancharoen, nhà nghiên cứu lão thành của chương trình Hành động Grassroots, điều hành các chương trình và chiến dịch mang lại ý thức về môi trường cho hàng ngàn học sinh ở đô thị.

Một cơ quan khác cũng tham dự là Đại học Mahidol. Hội Phát triển Chất lượng Môi trường của trường có một trung tâm nghiên cứu môi trường cư dân ở Kanchanaburi. Đã có hàng ngàn học sinh và giảng viên đến với trung tâm.

Rajaya Suphapodok, Giám đốc Trường Patai Udom Suksa, Bangkok, cho rằng trẻ học chưa đủ. Theo bà: “Trong khi việc học ở mọi độ tuổi là hữu ích, dễ hơn nhiều là phát triển những thói quen tốt khi còn nhỏ, càng sớm càng tốt”.

Trường Patai Udom Suksa là một trường tư với 4.200 trẻ, trong đó 4.000 từ nhà trẻ tới lớp 9. Rajaya muốn trẻ em nghĩ về Xanh và lớn lên với kiểu sống Xanh để khi bước ra thế giới, các em không rơi vào mồi của những lời hứa tầm bậy của quảng cáo. Rajaya nói: “Chúng tôi muốn giúp phát triển những thành viên hữu ích của xã hội.”

Động cơ thúc đẩy

Trong khi tất cả giáo viên tại Thái Lan đều có bằng cấp, không phải giáo viên nào cũng qua những trường dạy cho giáo viên, và càng không phải tất cả đều biết nhiều về môi trường. Giống như nhiều nơi khác trên khắp thế giới, giáo viên ở đây thường được trả lương thấp, không phải luôn có động cơ tốt, và có người được trường thuê dạy chỉ vì không đủ quĩ để thuê thầy giỏi.

Nhưng Thái Lan cũng không thiếu những giáo viên không những giỏi mà còn cạnh tranh nhau và muốn phát triển nghề nghiệp.

Tại Trường Patai Udom Suksa, các giáo viên họp nhau trong những ngày nghỉ để bàn về thay đổi thời tiết và phát triển môi trường. Nhiều trường và giáo viên cũng làm vậy.

Park Eason, một giáo viên khoa học dạy về môi trường tại Trường Quốc tế KIS, Bangkok, bỏ nhiều thời gian khi không lên lớp để tìm chất liệu giảng dạy cho những bài học mới và chương trình mới.

Nhưng một số chuyên gia nghĩ các giáo viên vẫn chưa làm đủ.

Giáo sư tiến sĩ Chirapol Sintunawa, phân khoa Môi trường Đại học Mahidol, nói: “Chẳng may, các nhà giáo của chúng ta tốn quá nhiều thời gian để xem hát kịch và truyền hình vô bổ, trong khi lẽ ra họ nên soạn những bài học thú vị. Họ cần nói cho học sinh biết những thách thức nghiêm trọng đang ở phía trước. Chúng ta đang rất gần đến điểm chót”.

Quang Hùng (theo Learning Post)

Bình luận (0)