Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tiêm thuốc an thần cho heo: Hậu họa khôn lường!

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù thi gian gn đây khâu an toàn v sinh thc phm đã đưc các ban ngành có trách nhim quan tâm, thế nhưng vì mc đích li nhun ngưi kinh doanh vn tìm cách vi phm. Mi nht là v bt qu tang hơn 5 ngàn con heo b chích thuc an thn trưc khi giết m ti TP.HCM.

Tht heo tht s có hi cho sc khe nếu b tiêm thuc an thn trưc khi giết m (nh minh ha)

Ngang nhiên tiêm cht đc vào thc phm

Thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết, vào tối ngày 28 – 9, các trinh sát sau 2 tháng mật phục đã bất ngờ ập vào khu nhốt heo mổ gia công nằm trong lò mổ Xuyên Á của bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (ngụ Q.12), bắt quả tang ông Nguyễn Văn Dung và Vũ Văn Vĩ (quê Nam Định) đang bí mật tiêm thuốc an thần vào đàn heo trước khi giết mổ. Qua kiểm tra, tang vật được  thu giữ gồm 6 lọ Combistress dung tích 50ml và 51 chai nước dạng chai truyền dịch dung tích 500ml đã pha thuốc an thần. Kết quả khám nghiệm tại hiện trường cho thấy hơn 5.000 con lợn trong lò mổ lớn nhất nhì của TP.HCM nằm la liệt là do bị tiêm thuốc Combistress. Đây là thuốc có chứa Acepromazine và Atropin, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống căng thẳng, chống ói mửa. Loại này thường được sử dụng làm thuốc tiền mê trong các ca phẫu thuật.

Nếu trước đây, người tiêu dùng ăn phải thịt heo có chất tạo nạc, bị bơm nước nhuộm phẩm màu thì bây giờ họ phải ăn một loại thịt chứa nhiều chất độc hại do thương lái và chủ lò mổ tiêm thuốc an thần vào đàn heo trước khi giết mổ. Việc tiêm thuốc an thần tránh heo bị hao hụt trong khâu vận chuyển, đồng thời còn làm cho miếng thịt heo hồng hào do thuốc có tác dụng co tĩnh mạch. Nhiều thương lái mua heo hơi từ nguồn chăn nuôi an toàn, nhưng lại tiêm thuốc vì lợi nhuận để giết mổ bán cho người tiêu dùng.

Hu ha khôn lưng v sc khe

Theo khuyến cáo của ngành thú y, thuốc này phải ngưng dùng trong vòng 1 tuần lễ trước khi xẻ thịt con vật thì mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Còn khi heo được tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ, lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng gần như trực tiếp đến sức khỏe. Đó là bởi khi heo được tiêm thuốc Combistress vào trước khi giết mổ sẽ làm cho thịt có màu sắc thật bắt mắt, đỏ tươi hơn bình thường, luôn tươi dẻo làm cho người đi mua thịt rất ưa chuộng. Do đó, đây cũng là cách nhận biết thịt có tiêm thuốc an thần. Nếu thấy thịt heo đỏ tươi như thịt bò, miếng thịt ướt và khi chế biến thịt ra nhiều nước là nghi thực phẩm lạ không nên mua và không nên ăn. Mặc dù những tác hại trên của thuốc an thần đối với sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm có chất này đã được cảnh báo và cấm sử dụng trong hơn 2 năm qua, kể từ khi phát hiện thương lái sử dụng thuốc an thần Prozil, Combistress, thế nhưng vì lợi nhuận các chủ lò mổ vẫn mờ mắt sử dụng. Theo lời khai ban đầu của chủ lô heo, thuốc an thần do các lái heo cung cấp, 1 lọ thuốc an thần 50ml pha được 500ml, trung bình mỗi con heo được tiêm 2cc thuốc an thần. Đáng lo ngại hơn, các loại thuốc này cũng không khó tìm tại các tiệm thuốc ngoài thị trường với giả rẻ.

TS. Lê Thanh Hiền – Trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng (Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) – cảnh báo, người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt… Cụ thể, nếu ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, tăng cân, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt… Đặc biệt, khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Nếu trong trường hợp có tương tác với thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Đặc biệt triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận. Loại thuốc độc này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Sự nguy hiểm này còn ảnh hưởng đến sức khỏe cho những thế hệ sau.

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM – cho biết, các thương lái thường tiêm thuốc an thần cho heo nhằm để heo bớt quậy phá bởi heo bị sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ vùng vẫy rất dữ khi được đưa vào giết mổ, ngoài ra còn giúp thịt đẹp nhờ giãn mạch sau khi tiêm thuốc, trong khi người sử dụng thực phẩm có tồn dư thuốc an thần sẽ có nhiều hệ lụy về sức khỏe. Cũng theo bà Phạm Khánh Phong Lan, qua vụ việc này cho thấy công tác quản lý thú y còn buông lỏng. Việc quản lý giết mổ tập trung cần thực hiện nghiêm túc hơn. Công tác quản lý an toàn thực phẩm phải thực hiện từ gốc đến ngọn và các ngành cần phối hợp chặt chẽ cùng quản lý. Mong rằng không còn tình trạng này tái diễn trong thời gian tới.

Bài, nh: Nguyn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)