Ngày 5-3, đúng 40 năm ngày vượt dãy Trường Sơn vào Nam tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc (đi B), đoàn giáo viên thứ 8 – đoàn đông nhất trong tổng số hơn 2.700 giáo viên, cán bộ y tế vào Nam phục vụ chiến đấu – đã gặp lại nhau trong buổi lễ cảm động và ấm cúng để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm 100 ngày đêm vượt dãy Trường Sơn. Ký ức như sống lại khi nhiều người trong chuyến đi ấy đã không còn nữa.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (thứ 2 từ phải sang) cùng các đại biểu ôn lại kỷ niệm đi B.
|
Nhớ lại, đó là những nhà giáo ưu tú, được Bộ Giáo dục và Ban tổ chức Trung ương lựa chọn kỹ càng, được đào tạo qua trường lớp chính trị, chuẩn bị tư tưởng vững vàng. Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam thân yêu”, những thầy cô giáo bừng bừng khí thế, trong đó có những người đã qua tuổi thanh niên, và có cả những cô gái vừa ra trường trong lứa tuổi 20 đầy mộng mơ… cũng xếp hành lý lên đường.
Khó khăn, gian khổ đầy trên đường, chiến tranh ác liệt càng khẳng định ý chí và bản lĩnh của những người quen gắn với bảng đen phấn trắng. “Tôi thật sự khâm phục và kính trọng những tấm gương thầy cô giáo. Họ đã giữ trọn đạo làm người thầy và sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Nhìn vào đó, chúng tôi thấy càng phải đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thời bình tiếp nối các thế hệ nhà giáo kháng chiến”. – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ lòng biết ơn đầy xúc động.
Trong nhật ký 100 ngày xẻ dọc Trường Sơn của mình, ông Phạm Thanh Liêm nhắc lại: “Hành quân từ 5 giờ chiều, đi suốt đêm, mãi đến 6 giờ sáng hôm sau mới tới địa điểm, lại phải vác nước đi 1 tiếng rưỡi mới tới chỗ nghỉ, người mệt lử, thật gian khổ… Ngày thứ 80 vào chặng đi trên đất K., chặng đường này căng thẳng vì máy bay do thám nhiều hơn, đi qua nhiều bãi bị B52 đánh trụi trông thật khủng khiếp…”.
Trong nhật ký 100 ngày xẻ dọc Trường Sơn của mình, ông Phạm Thanh Liêm nhắc lại: “Hành quân từ 5 giờ chiều, đi suốt đêm, mãi đến 6 giờ sáng hôm sau mới tới địa điểm, lại phải vác nước đi 1 tiếng rưỡi mới tới chỗ nghỉ, người mệt lử, thật gian khổ… Ngày thứ 80 vào chặng đi trên đất K., chặng đường này căng thẳng vì máy bay do thám nhiều hơn, đi qua nhiều bãi bị B52 đánh trụi trông thật khủng khiếp…”.
Rồi những đêm hành quân qua biên giới Campuchia – Việt Nam mịt mù và mưa như trút nước. Mãi đến sau này, năm 1974 về thăm lại địa bàn xưa tại Tây Ninh, ông Hoàng Bá Huy ghi lại những ký ức trong “Hồi tưởng dưới chân núi Bà Đen”:
“Cơm chẳng nấu được ăn, bụng đói,
cồn cào
Quần áo ướt, phơi phao chẳng được.
…Kể cả là vắt xanh, bọ cạp, bốn bề
xông tới
Hay trăm loài rắn rết, mối sát thủ,
kiến bọ nhọt tấn công”.
Thế nhưng:
“Bất kể ngày đêm, có lệnh lên đường
Là sẵn sàng đầy đủ”.
Thầy giáo gốc Thanh Hóa Lê Ngọc Thuật đi B ngày ấy tâm sự: “Khó khăn gian khổ lắm, nói là vào miền Nam làm giáo dục nhưng thực chất trong chiến tranh phải làm đủ mọi thứ từ dạy học đến chiến đấu khi địch càn quét”.
“Cơm chẳng nấu được ăn, bụng đói,
cồn cào
Quần áo ướt, phơi phao chẳng được.
…Kể cả là vắt xanh, bọ cạp, bốn bề
xông tới
Hay trăm loài rắn rết, mối sát thủ,
kiến bọ nhọt tấn công”.
Thế nhưng:
“Bất kể ngày đêm, có lệnh lên đường
Là sẵn sàng đầy đủ”.
Thầy giáo gốc Thanh Hóa Lê Ngọc Thuật đi B ngày ấy tâm sự: “Khó khăn gian khổ lắm, nói là vào miền Nam làm giáo dục nhưng thực chất trong chiến tranh phải làm đủ mọi thứ từ dạy học đến chiến đấu khi địch càn quét”.
Sau 40 năm, ngoài 17 đồng đội đã ngã xuống trên đường hành quân ngày ấy. Giờ đây nhiều người đã không còn nữa, nhiều người đau ốm vì tuổi già nhưng khí chất và những kỷ niệm gian khổ hào hùng như trở lại. Họ đã cùng chung vai sát cánh trong ranh giới nguy hiểm, sống – chết của chiến trường và giờ đây lại cùng nhau chia sẻ khó khăn, bệnh tật khi đất nước yên bình.
TIÊU HÀ (SGGP)
Bình luận (0)