Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Nhà nước không có chủ trương tăng học phí bậc phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sau khi SGGP 12 Giờ đã có loạt bài về vấn đề “Tăng học phí, tăng gánh nặng cho người nghèo” từ ngày 7 đến 9-11,PV đã có cuộc trao đổi nhanh với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân xung quanh vấn đề này. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Nhà nước không có chủ trương tăng học phí bậc phổ thông mà xây dựng lại một hệ thống điều chỉnh đóng góp theo nhu cầu.

Trong chỉ thị năm học đối với bậc giáo dục ĐH có khẳng định sẽ tăng học phí từ quý 4-2008. Trước đó, ông cũng đã nói học phí mới sẽ được công bố trước khi thực hiện 6 tháng để người dân biết và chuẩn bị. Nhưng cho đến thời điểm này, mức học phí vẫn còn là một “ẩn số”?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khảo sát một lớp học tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q4. Ảnh: MAI HẢI– Bộ GD-ĐT đã báo cáo Bộ Chính trị và sẽ cho ý kiến đối với đề án học phí này khi tổng kết Nghị quyết TƯ 2 trong tháng 12 tới. Hội nghị này nhằm tổng kết 12 năm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trong đó có nội dung về tài chính thì lúc đó sẽ quyết định. Như vậy, việc triển khai đề án học phí mới sẽ theo niên chế năm học. Nếu Bộ Chính trị chấp thuận đề án này vào tháng 12 thì sẽ có thời gian chuẩn bị thực hiện học phí mới cho năm học tới, năm học 2009-2010.

Mức học phí phổ thông được Bộ GD-ĐT đề xuất là chiếm khoảng 4% – 6% mức thu nhập bình quân của hộ gia đình nhưng thực tế, người dân cho rằng, mức học phí này vẫn chưa hợp lý?

–  Bộ Chính trị vẫn chưa cho ý kiến vào đề án cuối cùng. Nhưng quan điểm là cho đến nay, học phí phổ thông chưa bao giờ là nguồn lực chính phát triển giáo dục cả. Ở toàn bậc học phổ thông, Nhà nước vẫn lo là chủ yếu. Ví dụ, nếu tính tiền học phí ở nhà trường thì Nhà nước vẫn lo khoảng 90%, kể cả trường ngoài công lập thì tỷ lệ này cũng khoảng 80%.

Như vậy, phải nói rằng, Nhà nước không huy động người dân đóng học phí để phát triển giáo dục mà ngân sách vẫn là chủ lực, còn người dân đóng góp theo khả năng. Trong đề án cũng đặt vấn đề, ở chỗ nào người dân nghèo đến mức dù miễn học phí cũng không đủ điều kiện đi học thì Nhà nước phải hỗ trợ thêm. Ở đề án học phí mới, nguyên tắc ở phần học phí phổ thông là tạo điều kiện để mọi người đi học và đóng góp theo khả năng.

 Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, có nên tăng học phí trong thời điểm này? 

–  Nói tăng học phí là chưa chính xác. Nhà nước không có chủ trương tăng học phí bậc phổ thông mà xây dựng hệ thống điều chỉnh đóng góp theo nhu cầu. Những người có thu nhập cao phải đóng học phí cao hơn trước nhưng nằm trong khả năng chi trả, còn anh nghèo đóng ít, nghèo nữa thì nhà nước cho thêm tiền đi học.

– Vậy đối với khối đại học, cao đẳng, các khung và mức tăng sẽ được thực hiện như thế nào?

– Ở bậc giáo dục ĐH, CĐ, khi chúng ta điều chỉnh tăng thì những người gặp khó khăn được hỗ trợ vốn vay để học và mức vay cũng sẽ tăng so với hiện nay để đảm bảo những người nghèo, khó khăn không phải bỏ học.

ĐINH LAN (sggp)

 

Bình luận (0)