Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Phần 2: Tận dụng những phương tiện tuyển sinh khác một cách hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Người khôn ngoan luôn biết cách tận dụng sức mạnh của các phương tiện khác một cách hữu ích nhất. Các trường trong mùa tuyển sinh, biết tận dụng điều này sẽ đạt hiệu quả và giảm chi phí.  

Các phương tiện tuyển sinh khác là Báo chí (báo in, báo online), tạp chí, truyền hình, phát thanh…
Khi phải nhờ đến một bên thứ hai, phải phụ thuộc họ và phải trả một khoản phí. Ở cấp độ này, đòi hỏi người làm công tác tuyển sinh, truyền thông phải đủ năng lực, trình độ, có cấp độ xử lý thông tin tốt cả tích cực lẫn tiêu cực. Đồng thời, biết cách để giảm chi phí đến mức thấp nhất.
Lá bùa thông cáo báo chí
Đối với các nhà trường, khi có sự kiện, chương trình mới, nên chủ động gửi thông cáo báo chí đến các cơ quan truyền thông. Việc gửi thông cáo qua thư, e-mail gần như là miễn phí. Thông thường các cơ quan truyền thông sẽ cử người đến đưa thông tin cho các trường. Nếu không có phóng viên đến cũng chẳng sao. Khi đó, cơ quan báo, đài chưa có chương trình liên quan đến sự kiện của mình. Đến khi cơ quan cần đến mảng đề tài, sự kiện gần giống với đơn vị của mình nêu ra, học sẽ nhớ và lục tìm thư thông cáo để liên hệ với các trường. Khi đó, nhà trường được đưa thông tin thoải mái mà chi phí cũng gần như bằng “0”.
ảnh minh họa, nguồn Internet
Quan hệ với truyền thông, chính quyền
Các trường nên quan hệ tốt với cơ quan chính quyền, truyền thông một cách hợp lý. Khi mình làm tốt sẽ được họ lăng xê và khi gặp sự cố có địa chỉ bảo vệ mình. Điển hình là đã có nhiều trường, đơn vị làm không tốt trong công tác tuyển sinh, liên thông và bị báo chí phản ánh nhiều. dù thế nào, đơn vị trường học nên thông cảm cho các phóng viên. Các nhà báo cũng bị sức ép tin – bài và phải có sự kiện mới. Khi gặp sự cố, nếu các trường quan hệ với chính quyền, báo chí tốt sẽ giảm thiểu vấn đề. Vì chẳng có cơ quan nào làm căng với đối tác của mình. Chẳng may gặp sự kiện ngoài ý muốn, đơn vị nên mở của, đón tiếp báo chí, truyền thông. Khi đó, đơn vị trả lời, cung cấp thông tin theo quan điểm của mình. Đứng trước vấn đề này, người quản lý không nên tránh né và đi đến tận cùng vấn đề để nắm thế chủ động. Nếu các đơn vị cứ đóng cửa, xua đuổi báo đài, các phóng viên sẽ chạy sang phía Công an, chính quyền tìm hiểu thông tin. Nếu đơn vị, trường học chưa quan hệ tốt với cơ quan chính quyền nữa thì tất cả vấn đề theo quan điểm của chính quyền đều được báo chí phản ánh. Và các đơn vị sẽ lĩnh trọn phần thiệt hại do sự bị động của mình.

Nếu muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với
Nguyễn Thái Duy: Chủ tịch CLB Marketing Online Tp HCM để được hỗ trợ tư vấn tuyển sinh miễn phí.
ĐT: 0903811605 (gọi vào lúc 7h sáng – 5h chiều)
e-mail: Duy.nt@betraining.org

Chủ động trong việc quảng bá
Nếu cần quảng bá trên các phương tiện truyền thông, đơn vị, nhà trường mình nên chủ động liên hệ và hợp tác thông tin lâu dài theo chủ ý của mình. Quảng bá theo hệ thống, chủ động sẽ giảm chi phí hơn rất nhiều so với thụ động nhờ quảng cáo– Marketing từng bài một. Mùa tuyển sinh sắp đến, một nguồn kinh phí truyền thông đã duyệt, các trường hãy nghĩ cách giảm chi phí mà vẫn được hiệu quả cao nhất.
Lâu nay, nhà trường, đơn vị thường quan hệ với phóng viên bằng tiền bạc. Đây là quan niệm chưa đúng. Vì phóng viên cũng cần thông tin, sự kiện để hoàn thành công việc. Nhà trường, đơn vị cần thông qua các phương tiện truyền thông để quảng bá cho mình. Nếu dung hòa hai yếu tố này, cả hai bên cùng có lợi và nhà trường sẽ giảm chi chí cho công tác tuyển sinh.
Nguyễn Thái Duy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)