Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Băn khoăn về việc xây dựng điểm chuẩn?

Tạp Chí Giáo Dục

Thắc mắc về cách xây dựng điểm chuẩn của các trường? Boăn khoăn giữa ngành ngành Cử nhân Tiếng Anh và ngành Ngữ Văn Anh? Thắc mắc về trường ĐH Ngoại thương? Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại sẽ làm những gì?… 

Hỏi: Ban tư vấn cho em hỏi là: giả sử em đăng kí trong hồ sơ ĐKDT vào trường ĐH Ngân hàng là ngành Tài chính – Ngân hàng và khi thi em không đậu ngành này thì em có được chuyển ngành có mức điểm chuẩn thấp hơn không? và tất cả các trường có phải đều áp dụng như vậy không?(tranvanho125@yahoo.com.vn)

 Trả lời:

Em cần phải hết sức lưu ý điều này. Việc xây dựng điểm chuẩn hiện nay đối với các trường chủ yếu thông qua 3 hình thức sau: Lấy điểm chuẩn chung theo khối; Lấy điểm chuẩn theo từng ngành và lấy điểm chuẩn kết hợp giữa điểm sàn khối thi và điểm chuẩn ngành.

Đối với các trường lấy điểm chuẩn theo khối thì một là thí sinh sẽ được học ngay mình đăng ký dự thi hoặc học xong một năm đại cương rồi mới phân ngành dựa trên kết quả học tập ở năm thứ nhất.

Đối với các trường lấy điểm chuẩn theo ngành thì thí sinh bắt buộc phải đạt điểm chuẩn ngành mình đăng ký dự thi thì mới trúng tuyển và nếu thấp hơn sẽ coi như không trúng tuyển cho dù điểm thi cao hơn điểm chuẩn các ngành khác.

Đối với các trường lấy điểm chuẩn kết hợp giữa điểm sàn theo khối và điểm chuẩn ngành thì thí sinh chỉ cần đạt mức điểm sàn theo khối là chắc chắn trúng tuyển. Tuy nhiên thí sinh chỉ trúng tuyển vào ngành đăng ký nếu đạt từ mức điểm chuẩn ngành đưa ra trở lên. Trong trường hợp không trúng tuyển vào ngành đăng ký nhưng đạt mức điểm sàn theo khối thì sẽ được bố trí vào các ngành có điểm chuẩn thấp hơn, cùng khối thi và còn chỉ tiêu.

Việc xây dựng điểm chuẩn dựa trên hình thức nào là do từng trýờng quyết định trước khi tuyển sinh và thông báo rõ ràng trong quyển cẩm nang "Những điều cần biết…"

Trường ĐH Ngân Hàng xây dựng điểm chuẩn theo hình thức lấy điểm chuẩn theo ngành nên thí sinh đăng ký ngành nào thì phải đạt mức điểm chuẩn của ngành đó trở lên mới được coi là trúng tuyển.  

Thưa ban Tư vấn, năm nay em tính thi ĐH chuyên ngành tiếng Anh. Em đang phân vân giữa hai trường ĐH Sư phạm TPHCM (ngành Cử nhân tiếng Anh) và trường ĐH KHXH và NV TPHCM (ngành Ngữ văn Anh). Em muốn học chuyên sâu về ngôn ngữ Anh thì nên chọn trường nào? Hai trường (ngành) này, trường nào giảng dạy có uy tín và sâu hơn? (steven_vu0308@yahoo.com)

Theo Ban tư vấn thì mục tiêu đào tạo của ngành Cử nhân Tiếng Anh và ngành Ngữ Văn Anh là khác nhau.

Cụ thể: Ngành cử nhân tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phục vụ xã hội, làm công tác nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch, tiếp tục học lên sau ĐH, hoặc có thể được đào tạo thêm về khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm để trở thành nhà giáo.

Trong khi đó Ngành ngữ văn Anh của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thì lại đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học và sử dụng thành thạo tiếng Anh như một công cụ giao tiếp xã hội.

Nếu em muốn học chuyên sâu về ngôn ngữ Anh thì nên chọn trýờng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

Theo đánh giá của Ban tư vấn thì chất lượng đào tạo của hai trường là khá đồng đều. Cả hai trường đều đào tạo được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao và hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều tìm được công việc phù hợp với ngành đào tạo.  

Em muốn thi vào khối Kinh tế thuộc trường ĐH Kinh tế quốc dân HN hoặc Đại học Ngoại Thương HN. Theo em được biết khi thi vào trýờng ĐH Kinh tế nếu không đủ điểm vào ngành đăng kí mà đủ điểm khối thi (khối A) thì vẫn đỗ và đýợc sắp xếp vào ngành khác. Nhưng trường ĐH Ngoại Thương thì chỉ xét điểm theo ngành đúng không? Năm 2008, trýờng ĐH Ngoại Thương lấy 28 điểm khoa Kinh tế Đối ngoại còn các khoa thấp nhất là 25 điểm, vậy nếu em đăng kí thi ngành Kinh tế đối ngoại mà không đạt điểm trên 25 dưới 28 thì có được xét tuyển vào các khoa khác của trường không? Và cụ thể các ngành Kinh tế thuộc 2 trường này ra trường sẽ làm gì?

(ahha.jade@gmail.com)

Thông tin em được biết là hoàn toàn không chính xác. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và trường ĐH Ngoại Thương đều lấy điểm chuẩn theo hình thức điểm sàn theo khối kết hợp với điểm chuẩn ngành.

Như vậy nếu em đủ điểm chuẩn theo khối thì sẽ chắn chắn trúng tuyển. Nếu chưa trúng tuyển vào ngành đăng lý dự thi thì sẽ được bố trí sang các ngành học cùng khối có điểm chuẩn thấp hơn nếu ngành đó còn chỉ tiêu.

Cụ thể như ví dụ em nêu trên, nếu em trượt ngành Kinh tế đối ngoại nhưng có điểm đạt từ mức 25 trở lên thì sẽ được xét tuyển vào các khoa khác có điểm chuẩn thấp hơn và tất nhiên các khoa đó phải còn chỉ tiêu.

Do ngành Kinh tế của trường ĐH Kinh tế Quốc dân có rất nhiều chuyên ngành hẹp mà mỗi chuyên ngành sẽ có mục tiêu đào tạo và sẽ cung ứng ở công việc khác nhau do đó Ban tư vấn không thể cho em câu trả lời thoả đáng.

Còn đối với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại thì sau khi tốt nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK, các công ty liên doanh, các khu chế xuất, khu công nghệ cao… cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại, hoặc có thể nghiên cứu thị trường ở nước ngoài. 

Hiện tại em đang học lớp 12 và năm này thì em sẽ đăng ký dự thi ĐH. Em có nguyện vọng thi vào trường ĐH Khoa Học ở Huế. Em sẽ thi khối A và em muốn hỏi ở trường ĐH KH Huế có các ngành nào để phù hợp với nguyện vọng của em không? Và đầu ra của các ngành đó có dễ không? (tau_hu_da_0806@yahoo.com)

Trường ĐH Khoa học Huế tuyển sinh rất nhiều chuyên ngành ở khối A nên em sẽ có nhiều cơ hội để chọn ngành nghề.

Nói chung việc đầu ra các ngành có dễ hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu em học tốt và có kiến thức xã hội đầy đủ thì cơ hội sẽ luôn rộng mở. 

Ban Tư vấn Tuyển sinh ( Theo Dantri )

Bình luận (0)