Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực phẩm chức năng có “chức năng”?

Tạp Chí Giáo Dục

Thc phm chc năng (TPCN) hin nay đang là s la chn hàng đu ca nhiu khách hàng đ mong có đưc mt sc khe bn vng. Thế nhưng, càng đưc lên ngôi thì th trưng kinh doanh này càng hn lon do nhiu loi TPCN b làm gi không rõ ngun gc xut x.

Ngưi tiêu dùng nên đc k hưng dn s dng khi mua TPCN

TPCN gi mo, không rõ ngun góc

Mới đây, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an TP.Cần Thơ) đã điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Mai, Q.Ninh Kiều do ông Nguyễn Đình Phong (43 tuổi, ngụ P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều) làm đại diện. Qua thời gian theo dõi, sáng ngày 3-10, trinh sát đã bắt quả tang ông Nguyễn Văn Ngon (37 tuổi) điều khiển phương tiện vận chuyển 354 hộp đựng 13 loại TPCN và thuốc tân dược đem giao cho các nhà thuốc trên địa bàn TP.Cần Thơ và Hậu Giang. Qua kiểm tra, có 9 sản phẩm TPCN với số lượng 165 hộp chứa 9.100 viên và 5 chai không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Cùng ngày, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã phối hợp với Đội chống hàng giả (Chi cục Quản lý thị trường TP.Cần Thơ) kiểm tra công ty trên ở đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, P.An Bình. Tại đây tiếp tục phát hiện 24 loại TPCN và thuốc tân dược khác với số lượng 98.450 viên và 111 chai không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. PGS.TS Hồ Bá Do – Phó Viện trưởng Viện TPCN Việt Nam – trao đổi, TPCN là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”. Sở dĩ TPCN có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương. Theo định nghĩa của Bộ Y tế, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tùy theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, TPCN còn có các tên gọi: Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học. TPCN được sản xuất, chế biến theo công thức: Bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng cữ). Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).

TPCN phi có cht “chc năng”

Theo PGS.TS Hồ Bá Do, TPCN gồm các nhóm như: Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất; nhóm bổ sung chất xơ; thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa; bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác; thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần; các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt, TPCN giảm cân. TPCN có tác dụng với sức khỏe nhất là một số chức năng sinh lý của cơ thể nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Vì thế, đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó… Liều sử dụng TPCN thường nhỏ, thậm chí tính bằng gram, miligram như là thuốc. TPCN có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ. TPCN dễ sử dụng do người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “Hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…

Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta sử dụng quá tùy tiện các loại TPCN nhất là khi chưa biết rõ công dụng đối với sức khỏe. PGS.TS Hồ Bá Do khuyên, đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị. Theo PGS.TS Do, những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kỹ năng đọc nhãn bao bì. TPCN thường được đóng gói giống như thực phẩm thông thường. Ngoài các thông tin của một thực phẩm thông thường, TPCN bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm sản phẩm như thực phẩm bổ sung vi chất hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm ăn kiêng,… Đối với TPCN, trên bao bì thường cung cấp hai loại thông tin: Xác nhận có lợi cho sức khỏe, ví dụ như sản phẩm dành cho người tiểu đường hoặc sản phẩm dùng để nuôi qua ống thông dạ dày. Những thực phẩm có xác nhận về sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường và sản phẩm phải được chứng minh bằng các nghiên cứu. Xác nhận về cấu trúc chức năng, những thực phẩm này dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) đối với sức khỏe con người. Vì thế hãy là người tiêu dùng thông minh khi sử dụng và chọn lựa TPCN để nâng cao sức khỏe cho bản thân. “Để chọn lựa đúng những thực phẩm cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái” – PGS.TS Hồ Bá Do khuyên.

Bài, nh: Hương Thy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)