Sáng 10/4, thăm và làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu nhà trường bám sát nhu cầu thị trường lao động để mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu xã hội, xứng đáng là 1 trong 15 trường ĐH trọng điểm, là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu của nước ta.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Trường ĐHNNHN. |
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những thành tựu, nỗ lực trong đổi mới phương pháp dạy và học của tập thể giảng viên, sinh viên ĐHNNHN trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng mong muốn ĐHNNHN đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ, gắn nghiên cứu khoa học với thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp. Phó Thủ tướng yêu cầu sớm sơ kết mô hình nghiên cứu khoa học và công nghệ của ĐHNNHN, để nhân rộng trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng mong muốn ĐHNNHN đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ, gắn nghiên cứu khoa học với thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp. Phó Thủ tướng yêu cầu sớm sơ kết mô hình nghiên cứu khoa học và công nghệ của ĐHNNHN, để nhân rộng trên toàn quốc.
Một số kết quả chủ yếu ĐHNNHN đã đạt được trong thời gian qua: Có nhiều sản phẩm khoa học được thương mại hóa (2 giống lúa TH3-4 và TH3-3), 3 giống lúa được cấp bằng bảo hộ (Hương Cốm, VL24, TH34)…. Nhiều công trình khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên đạt các giải thưởng uy tín như VIFOTEC, giải thưởng khoa học tại hội nghị khoa học trẻ các Trường đại học, cao đẳng khối nông, lâm, ngư toàn quốc và đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín của nước ngoài.
|
Phó Thủ tướng đánh giá cao những mô hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng nhân lực. Nhà trường đã tổ chức tốt Diễn đàn với các doanh nghiệp, tổ chức thành công Hội nghị liên kết đào tạo với các địa phương, tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên; xây dựng Trung tâm tư vấn việc làm cho sinh viên, giới thiệu sinh viên tới các địa chỉ của nhà tuyển dụng. Phó Thủ tướng hy vọng ĐHNNHN sớm trở thành trung tâm nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu Việt Nam.
PGS-TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng ĐHNNHN cho biết, ĐHNNHN đang đào tạo 38 ngành và chuyên ngành đại học; 14 chuyên ngành đào tạo cao học và 19 chuyên ngành tiến sỹ. Nhà trường tiếp tục rà soát và điều chỉnh các chương trình đào tạo đại học và sau đại học, đã đóng vai trò chủ trì trong quá trình xây dựng chương trình khung cho khối ngành và các ngành Nông – Lâm – Ngư, mở ra sự liên thông giữa các trường, đồng thời mở ra cơ hội để các chương trình đào tạo thích ứng với nhu cầu của các vùng miền trong cả nước;
Về công tác nghiên cứu khoa học, nguồn kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu không ngừng tăng lên. Trong 03 năm 2006 -2008 toàn trường có 582 đề tài, dự án nghiên cứu với tổng kinh phí 89 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng đề tài và kinh phí của các lĩnh vực có khác nhau, nếu phân theo 8 lĩnh vực KHCN chủ yếu cho thấy 4 lĩnh vực tập trung thu hút được nhiều đề tài nhất là Nông học (gồm cả Viện Sinh học Nông nghiệp), Tài nguyên & Môi trường, Kinh tế xã hội và Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản.
PGS-TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng ĐHNNHN cho biết, ĐHNNHN đang đào tạo 38 ngành và chuyên ngành đại học; 14 chuyên ngành đào tạo cao học và 19 chuyên ngành tiến sỹ. Nhà trường tiếp tục rà soát và điều chỉnh các chương trình đào tạo đại học và sau đại học, đã đóng vai trò chủ trì trong quá trình xây dựng chương trình khung cho khối ngành và các ngành Nông – Lâm – Ngư, mở ra sự liên thông giữa các trường, đồng thời mở ra cơ hội để các chương trình đào tạo thích ứng với nhu cầu của các vùng miền trong cả nước;
Về công tác nghiên cứu khoa học, nguồn kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu không ngừng tăng lên. Trong 03 năm 2006 -2008 toàn trường có 582 đề tài, dự án nghiên cứu với tổng kinh phí 89 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng đề tài và kinh phí của các lĩnh vực có khác nhau, nếu phân theo 8 lĩnh vực KHCN chủ yếu cho thấy 4 lĩnh vực tập trung thu hút được nhiều đề tài nhất là Nông học (gồm cả Viện Sinh học Nông nghiệp), Tài nguyên & Môi trường, Kinh tế xã hội và Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản.
Theo Cổng TT Chính phủ (Hà Nội mới)
Bình luận (0)