Câu lạc bộ (CLB) Bkit hardware được xem là nơi tập hợp các bạn trẻ đam mê, sáng tạo, nghiên cứu về vi mạch và robot của trường ĐH Bách khoa TPHCM. Nhiều loại robot mới đang được sinh viên CLB Bkit hardware nghiên cứu, chế tạo.
Ở đây, sinh viên không những có được môi trường thuận lợi để nghiên cứu, học tập mà còn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm của các đàn anh đi trước. Nhiều sản phẩm robot có khả năng ứng dụng cao, đã được ra lò từ CLB này.
Từ “ươm” robot
Anh Phan Đình Thế Duy, trưởng phòng thí nghiệm Renesas trực thuộc Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính – Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chủ nhiệm CLB Bkit hardware cho biết: Thành lập vào cuối năm 2005, lúc đó CLB chỉ có 12 thành viên. Đến nay, CLB đã có tới hơn 60 thành viên tại trường, cùng hàng trăm kỹ sư đã tốt nghiệp khác.
Robot Quadroto bay được trên cao.
Nhiều robot hiện đang được “ấp” tại đây như Quadroto với 4 cánh quạt được điều khiển bởi động cơ 3 pha, có thể bay đến độ cao trên 15m; robot nhận dạng chữ viết và phát âm, gồm có 1 camera có thể thu nhận hình ảnh để nhận dạng được chữ viết tiếng Anh theo font quy định trước; robot nhện gồm 18 khớp chân kết nối bởi 18 động cơ, có thể di chuyển tới, lui, ngang dọc và di chuyển trên những địa hình phức tạp để gửi tín hiệu về cho con người…
Phan Minh Nhựt, một thành viên của CLB, đồng thời cũng là chủ nhân của chú robot game cực kỳ nhỏ nhắn chia sẻ, thói quen chế tạo các robot to lớn để thi robocon khiến việc thực hiện con robot nhỏ gọn trở nên khó khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, đầu tư từ phòng thí nghiệm, đặc biệt là hướng dẫn từ đàn anh trong quá trình tham gia CLB đã giúp Nhựt mạnh dạn thay đổi, chỉnh sửa các cơ cấu khi gặp các trục trặc trong quá trình hiện thực để dần hoàn thiện sản phẩm trên.
Phan Minh Nhựt, một thành viên của CLB, đồng thời cũng là chủ nhân của chú robot game cực kỳ nhỏ nhắn chia sẻ, thói quen chế tạo các robot to lớn để thi robocon khiến việc thực hiện con robot nhỏ gọn trở nên khó khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, đầu tư từ phòng thí nghiệm, đặc biệt là hướng dẫn từ đàn anh trong quá trình tham gia CLB đã giúp Nhựt mạnh dạn thay đổi, chỉnh sửa các cơ cấu khi gặp các trục trặc trong quá trình hiện thực để dần hoàn thiện sản phẩm trên.
Đến những sản phẩm ra “lò”
Sinh viên Nguyễn Minh Hòa, Đại học Bách khoa TP.HCM người đồng thực hiện chú robot nhận dạng chữ viết và phát âm cho biết, mục đích của việc cho ra đời chú robot này, là tạo điều kiện để sự giao tiếp giữa người và robot trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, nhóm tác giả cũng đang tiếp tục nghiên cứu để robot này có thể nhận diện và phát âm tiếng Việt.
Trong tương lai, sản phẩm hứa hẹn sẽ được phát triển trên nhiều ứng dụng như: Dẫn đường cho người khiếm thị, hệ thống xe hơi tự nhận dạng biển báo và di chuyển theo Luật Giao thông hay những hệ thống kiểm kê hàng hóa có dán mã vạch, đọc chữ, đọc sách cho trẻ em, nhận chỉ thị bằng cách đọc, hiểu các văn bản viết tay từ con người.
KS Nguyễn Duy Xuân Bách, phụ trách CLB Bkit hardware trao đổi với các thành viên CLB.
Cũng xuất phát từ ý tưởng thực tế là tạo ra một chú robot có thể truyền gửi các tín hiệu từ những độ cao khác nhau, bay đến những vị trí trên không theo yêu cầu của người sử dụng, hoặc hỗ trợ cho ngành điện ảnh với những cảnh quay ở độ cao, nhóm tác giả Đoàn Vũ Hải, Phan Trung Trực đã đồng sáng tạo ra Quadroto. Chú robot này ngoài khả năng hiện tại là có thể bay đến độ cao trên 15m còn có thể di chuyển một cách linh hoạt để tránh va chạm vào các chướng ngại vật. Chú robot này khi đi tham gia các cuộc triển lãm đã nhận được sự thích thú, tò mò của rất đông người xem.
Riêng tác giả Nguyễn Lâm Vinh Cường, chủ nhân của chú robot nhện thì tin tưởng rằng, với việc đồng bộ hóa được các khớp chân, gồm 18 khớp chân giúp chú nhện có thể di chuyển trong nhiều địa hình sẽ tạo nền tảng để phát triển robot thám hiểm đến những môi trường khắc nghiệt, những địa hình phức tạp mà con người khó tiếp cận (như gầm cầu, ống cống hay cả việc dò mìn…).
Theo KS Nguyễn Duy Xuân Bách (CLB Bkit hardware) thì việc tạo ra những robot, những mô hình ứng dụng từ vi điều khiển mục đích trước hết là tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nghiên cứu với nhiều hứng thú. Sau đó, có thể kết hợp với các doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm theo hướng thương mại hóa.
Riêng tác giả Nguyễn Lâm Vinh Cường, chủ nhân của chú robot nhện thì tin tưởng rằng, với việc đồng bộ hóa được các khớp chân, gồm 18 khớp chân giúp chú nhện có thể di chuyển trong nhiều địa hình sẽ tạo nền tảng để phát triển robot thám hiểm đến những môi trường khắc nghiệt, những địa hình phức tạp mà con người khó tiếp cận (như gầm cầu, ống cống hay cả việc dò mìn…).
Theo KS Nguyễn Duy Xuân Bách (CLB Bkit hardware) thì việc tạo ra những robot, những mô hình ứng dụng từ vi điều khiển mục đích trước hết là tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nghiên cứu với nhiều hứng thú. Sau đó, có thể kết hợp với các doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm theo hướng thương mại hóa.
Theo Khánh Mai
Đất Việt
Bình luận (0)