Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều trường ĐH duy trì kỳ thi riêng trong tuyển sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2024, ngoài k thi đánh giá năng lc ca ĐHQG TP.HCM, nhiu trưng ĐH tiếp tc duy trì k thi riêng trong phương thc tuyn sinh.


Năm 2024, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM tiếp tc áp dng k thi đánh giá năng lc chuyên bit trong phương thc tuyn sinh

Thông tin trên được đại diện nhiều trường ĐH nêu ra trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 16 năm 2024 do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng ĐHQG TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của nhiều trường ĐH, CĐ, học viện trên địa bàn TP.HCM.

Trong chương trình, các chuyên gia tư vấn đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho học sinh trong việc chọn ngành học hướng đến sự phù hợp nhất.

Phương thc tuyn sinh bng k thi riêng… lên ngôi

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến giữ nguyên 5 phương thức tuyển sinh như năm 2023, bao gồm: tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT;  ưu tiên xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên; xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt; xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT; xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM lưu ý, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường khác với kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực chuyên cho học sinh ở các môn học toán, lý, hóa, sinh, văn và ngoại ngữ. Kết quả bài thi sẽ được quy về thang điểm 10, được nhân đôi môn chuyên khi xét tuyển, cộng với môn khác trong tổ hợp xét tuyển.

Tương tự, GS.TS Nguyễn Quốc Hưng (Trưởng khoa Kỹ thuật, Trường ĐH Việt Đức) thông tin, năm 2024, trường vẫn áp dụng 5 phương thức tuyển sinh như năm 2023. Cụ thể, xét tuyển dựa trên kết quả bài thi TestAS: thí sinh nộp chứng chỉ TestAS để xét tuyển vào ngành/chương trình đào tạo mong muốn; xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) dành cho các thí sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam: thí sinh xét tuyển theo kết quả 5 môn, bao gồm 3 môn bắt buộc (toán, văn, tiếng Anh) và 2 môn tự chọn (hóa, lý, sinh, sử, địa, tin học); xét tuyển thẳng đối với các thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/quốc gia dành cho học sinh THPT; xét tuyển thí sinh có chứng chỉ năng lực quốc tế (TestAS, SAT…) hoặc các chứng chỉ/bằng tốt nghiệp THPT quốc tế (A/AS-Level/IGCSE, IBD, WACE…); xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Theo GS.TS Nguyễn Quốc Hưng, kỳ thi TestAS được xem như một kỳ thi đánh giá năng lực đặc thù của trường, là bài test dành cho sinh viên theo học các chương trình giáo dục của Đức và được sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Đng nhìn tên ngành, tên trưng đ chn trưng hc

Học trường nào, học ngành nào ra trường có việc làm là mối quan tâm được nhiều học sinh đặt ra trong các chương trình tư vấn. Các chuyên gia khẳng định, không có ngành học nào, trường học nào “bảo chứng” ra trường có việc làm. Do vậy, các em học sinh đừng nên chỉ nhìn tên trường, tên ngành khi lựa chọn. TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ĐHQG TP.HCM) thẳng thắn: Câu chuyện có việc làm hay không không phụ thuộc vào ngành học; không phải học một ngành nào đó ra trường là sẽ có việc làm mà phụ thuộc vào chính năng lực của người học.


Các chuyên gia khuyên các em hc sinh không nên chn ngành theo kiu “ch nhìn vào tên ngành hc, tên trưng hc”

Câu chuyện có việc làm hay không phụ thuộc vào việc các em có giỏi trong lĩnh vực đó hay không, năng lực của các em như thế nào. Dù ngành đó có nhiều cơ hội đi chăng nữa nhưng bản thân các em không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc thì cũng sẽ… không tìm được việc làm. “Học sinh hay chọn ngành học mà mình quan niệm rằng có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, những ngành trường ĐH đào tạo đều có cơ hội việc làm. Cơ hội việc làm được mở rộng ra các ngành học khác nhau. Các em đừng bao giờ chọn ngành học, trường học theo hướng là chọn ngành đó, trường đó ra trường chắc chắn sẽ có việc làm. Bởi thực tế sẽ không có ngành nào, trường nào như vậy cả”, TS. Phạm Tấn Hạ nói.

Trong khi đó, TS. Đào Lê Hòa An (chuyên gia tư vấn tâm lý) lại khuyên rằng, để có thể có một tâm thế thoải mái khi chọn lựa ngành học thì trước hết người học phải chọn ngành theo tiêu chuẩn của chính mình, bản thân phải hiểu được mình giỏi gì, yêu thích điều gì nhất. “Có những em nói thích đi du lịch, do đó chọn ngành hướng dẫn viên du lịch. Nhưng thực tế giữa việc mình thích đi du lịch và làm nghề hướng dẫn viên du lịch là hoàn toàn khác nhau. Đi du lịch là đi trải nghiệm, còn hướng dẫn viên du lịch là một công việc mình phải phục vụ người khác đi du lịch. Như vậy, giữa việc thích và chọn nghề là không đơn giản”, TS. Đào Lê Hòa An phân tích.

Theo TS. Đào Lê Hòa An, điều nguy hiểm là chưa chắc ngành học mà các em thích đã phù hợp với các em. Hiện nay, các em lướt thông tin rất nhiều nhưng lại chưa có sự tìm hiểu sâu, chưa tìm hiểu được rằng ngành học đó có thực sự phù hợp với mình hay không, mà chỉ dựa vào các thông tin lướt qua mình có được để quyết định chọn ngành. “Thường có mâu thuẫn khi chọn ngành học, chọn trường học là mình thích ngành học này nhưng ba mẹ lại muốn mình chọn ngành học khác. Như vậy, để thuyết phục được ba mẹ thì không chỉ có thích mà chính các em phải chứng minh được về sự phù hợp của bản thân với ngành học đó. Điều quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học đó là sự lựa chọn của các em phải thông minh để hướng đến sự phù hợp”, TS. Đào Lê Hòa An nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)