Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xóm đũa Tân Long

Tạp Chí Giáo Dục

Tri qua bao thăng trm trong cuc sng, nhng con ngưi min Tây chân cht, gin d không ngi khó, ngi kh đã gìn gi cái ngh, cái nghip ca cha ông, trong đó có ngh vót đũa tre. Vi h, đây không ch là cái ngh đ mưu sinh mà đã tr thành nét đp văn hóa.


Bà Nguyn Th Dán (phi) cùng vi ch em hàng xóm là bà Trn Th Tơ tt bt làm đũa đ kp giao cho khách

Tt bt vót đũa cung ng th trưng

Những ngày cuối năm, là thời điểm người dân ở xóm đũa Tân Long (thuộc ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) tất bật với công việc vót đũa để kịp giao cho khách. Kéo dài gần 1 cây số, xóm đũa Tân Long lúc nào cũng vang lên tiếng bào đũa rèn rẹt, thoang thoảng mùi thơm của tre pha với tiếng nói chuyện rôm rả, tiếng cười của các bà, các chị làm cho không khí Tết càng thêm rộn ràng.

Chẳng ai biết xóm đũa Tân Long hình thành từ bao giờ, người dân ở đây chỉ biết, gần 50 năm trước có một người phụ nữ chuyên vót đũa cau ở Cái Răng (Cần Thơ). Sau khi chuyển về ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang sinh sống bà đã mang theo nghề vót đũa. Khi vào đây, thấy tre mọc nhiều nên bà đã nghĩ ra ý tưởng vót đũa tre và được chị em trong xóm kéo nhau đến học hỏi. Cứ thế hình thành nên xóm đũa Tân Long cho tới bây giờ.


Nhng bó đũa sau khi hoàn thin

Vót đũa từ thời con gái, đến nay bà Nguyễn Thị Dán đã có hơn 20 năm với nghề. Bà Dán cho biết, nghề vót đũa không giàu nhưng ổn định, có được đồng vô đồng ra cho con cháu ăn học. Để tạo ra được những chiếc đũa đẹp, bền, người làm đũa phải chọn những cây tre già đốn mang về sau đó chọn những lóng dài gần gốc cưa bỏ mắt, tiếp đến là chẻ thành những thanh tre nhỏ, rồi rọc các cạnh, mang đi bào, mức đầu, vậy là xong chiếc đũa.

Do có nhiều công đoạn nên bà con làm đũa thường hay rủ nhau làm chung. Người phụ trách bào, người rọc, người chẻ… vừa giúp công việc nhanh hơn vừa gắn kết tình làng nghĩa xóm. “Ở đây mọi người đoàn kết lắm. Nhà nào làm không kịp, nhà kia rảnh rỗi là chạy qua phụ. Phụ qua phụ lại. Nếu ai cũng bận thì gom lại một chỗ cùng vót đũa vậy đó” – bà Dán chia sẻ.

Theo bà Dán, vót đũa đẹp hay xấu phụ thuộc vào đôi tay của người vót. Những người mới vào nghề, vót chiếc nhỏ, chiếc lớn nhưng khi đã lành nghề thì vót chiếc nào cũng đều và đẹp. Đặc biệt, sau khi vót đũa xong phải mang ra phơi nắng thì đũa mới sử dụng được lâu dài.

Bà Trần Thị Tơ (62 tuổi) cho hay, thời điểm gần Tết, tầm tháng 10 trở đi là người dân ở xóm đũa này làm không kịp giao cho khách. Có gia đình phải thức từ lúc gà gáy để chuẩn bị và vót đũa cho đến khi trời chạng vạng mới được nghỉ ngơi. Đũa ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. “Một chục đũa 5.000 đồng nhưng nhờ số lượng nhiều. Ai nhanh tay lắm có thể làm được vài trăm đũa mỗi ngày. Nhà nào gom con cháu lại cùng làm thì làm được cả thiên, thậm chí hơn nên cuộc sống cũng ổn định” – bà Tơ chia sẻ.


Chú Nguyn Văn Năm đã có hàng chc năm gn bó vi ngh vót đũa

Đũa tre rất dễ vót, ai “sáng dạ” học một ngày là vót được. Chính vì vậy những đứa trẻ từ 7, 8 tuổi đã phụ giúp ông bà vót đũa. Khi lớn lên, cái nghề cũng theo những cô gái về nhà chồng và cứ thế nghề vót được lan truyền và nuôi sống biết bao gia đình ấm no, hạnh phúc.

Khng đnh v thế ca ngh truyn thng

Công việc làm đũa vất vả nhất là công đoạn đi đốn tre. Nhà nào có ruộng đất nhiều trồng tre thì đỡ cực vì tre gần nhà, muốn đốn khi nào thì đốn. Nhưng những gia đình không có ruộng đất, để có tre vót đũa phải đi mua ở xa rồi chở về. “Hồi đó đâu có máy móc như bây giờ, chúng tôi phải chèo ghe mấy tiếng đồng hồ mới tới chỗ mua. Khi chở về thì chiều tối. Ngày hôm sau mới vót đũa được. Mỗi chuyến đi chúng tôi chở về 700, 800 cây tre, vót ra mấy chục thiên đũa. Cực thì có cực nhưng bù lại kinh tế khấm khá hơn so với làm ruộng, làm vườn” – chú Nguyễn Văn Năm (tên thường gọi là Năm Chét) cho biết.

Đa số đũa tre Tân Long đều làm bằng tay, 100% bằng tre, không sử dụng dầu bóng hay hóa chất và có giá rẻ nên nhiều người ưa chuộng. Có những người có bà con ở nước ngoài hoặc ở thành phố, mỗi lần họ về quê thường đến xóm đũa Tân Long mua làm quà biếu. Nhờ vậy, đũa tre nơi đây ngày càng vươn xa và khẳng định được uy tín của mình. “Mấy hôm trước có cô em hàng xóm về nước chơi, khi trở về mua mấy thiên đũa biếu bà con bên chồng ở Mỹ. Em nói gia đình mình thích đũa tre, tự nhiên để đảm bảo sức khỏe” – bà Tơ kể lại.

Với người dân nơi đây, vót đũa còn thể hiện được tính nết của một con người. Để theo nghề vót đũa đòi hỏi người theo nghề phải khéo léo, cần cù, tỉ mỉ. Chỉ có những người có phẩm chất đó mới có thể gắn bó được lâu dài. Cũng chính nghề vót đũa này đã se duyên cho nhiều cặp vợ chồng ăn đời ở kiếp. “Tôi học nghề vót đũa từ má chồng tôi bây giờ. Hồi đó tôi xin qua học vót đũa, bà nhìn rồi gật đầu. Vót mấy đôi đũa đầu tuy hơi xấu nhưng bà nói vậy cũng được. Rồi chính má là người nói với ảnh qua hỏi cưới tôi luôn” – chị Hà nhớ lại.

Nghề vót đũa còn gắn bó với biết bao kỷ niệm, ký ức của người làm nghề. Có lúc nghề vót đũa cũng đối mặt với thách thức khi thị trường xuất hiện nhiều loại đũa tân tiến, hiện đại, đẹp mắt như: đũa nhựa, đũa sắt, đũa gỗ… nhưng bằng lòng yêu nghề, quyết tâm giữ gìn cái nghề truyền thống, người dân đã vực dậy xóm đũa của mình.

Ngày nay, xã hội đã phát triển, nhiều máy móc thiết bị công nghệ đã không ngừng ra đời để phục vụ cho quá trình lao động, sản xuất. Vì thế mà không ít làng nghề truyền thống đã ngậm ngùi “ra đi” không “hẹn” ngày trở lại. Thế nhưng có một điều rất lạ là những làng nghề có liên quan đến tre như: làng đan cần xé, xóm đũa… vẫn khẳng định được vị thế của mình trước thời cuộc y hệt như tri kỷ của con người “dưới bóng tre xanh, Việt Nam gìn giữ một nền văn hóa lâu đời, tre xanh giúp người dân làm nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp…” (tùy bút: Tre Việt Nam của Thép Mới).

H Trinh

Bình luận (0)