Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thư viện sách “Mượn chừng nào trả thì trả”

Tạp Chí Giáo Dục

Mit mài sut gn 4 năm qua, mi sáng ch nht hàng tun, thy Ngô Lân Phúc V (Trưng Tiu hc Đng Trn Côn, Q.4, TP.HCM) li đy t sách ca thư vin di đng min phí ra góc Công viên Tao Đàn (Q.1) đ phc v nhu cu đc sách ca ngưi dân.

Thy Ngô Lân Phúc V (Trưng TH Đng Trn Côn, Q.4, TP.HCM) và các em hc sinh đang tranh lun v sách

Với gần 2000 đầu sách các loại, hàng trăm lượt đọc sách mỗi tuần, thư viện sách di động của thầy Vỹ đã trở thành một điểm văn hóa quen thuộc trong nếp sinh hoạt cuối tuần của rất nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ và sinh viên.

“Mưn chng nào tr thì tr

Thầy Vỹ cho biết, đó chính là điểm đặc biệt của thư viện di động. Với tính chất là một thư viện mở, không hạn chế số lượng đầu sách mượn về đồng thời độc giả có thể quyên góp thêm để tăng chất và lượng sách của thư viện. “Khi mượn sách mỗi người phải để lại số điện thoại nhưng chưa bao giờ thầy gọi điện giục người đọc trả sách và cũng chưa bao giờ quan tâm đến việc người đọc có trả hay không. Chỉ cần, sách đến được tay người đọc, đó đã là điều may mắn” – Thầy Vỹ chia sẻ.

Xuất phát từ việc trong nhà có quá nhiều sách đã đọc, để không chỉ bám bụi, thầy Vỹ nghĩ làm sao để đưa số sách đó đến tay những người yêu sách, những sinh viên nghèo cần đọc sách mà không có điều kiện để mua. Ý tưởng mở ra một thư viện di động đã được thầy cùng với nhóm bạn thành lập vào đầu năm 2013.

“Ban đầu, thư viện chỉ là một tủ sách nhỏ của mỗi thành viên với khoảng vài trăm đầu sách các loại được đặt tại một quán cafe trên đường Võ Thị Sáu (Q.1). Sau hơn một năm đặt tại đây, nhận thấy sách chưa tiếp cận được với nhiều người đọc, thư viện đã được dời ra Công viên Tao Đàn (Q.1), phục vụ vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, từ 8h đến 11h” – Thầy Vỹ nói.

Những ngày đầu đặt tại công viên, dù đã treo băng rôn cho đọc và mượn sách miễn phí nhưng thư viện chỉ nhận được những cái nhìn e dè, những lời xầm xì. “Nhiều người hoài nghi hỏi, mượn có phải đặt cọc không, đọc có phải trả phí không. Suốt những tuần đầu mở ra, số lượng người đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay” – Người thầy nhớ lại.

Sau hơn 3 năm miệt mài, giờ đây thư viện sách di động đã có một lượng lớn độc giả mà thầy đã quen mặt thuộc tên, với số lượng đầu sách đã tới gần 2000 cuốn ở tất cả các lĩnh vực.

Đó là vị bác sĩ già từng là giảng viên ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cuối tuần nào cũng lặn lội ra, trân trọng gửi thầy từng cuốn sách viết tay quý giá. Là cả gia đình trẻ ở tít quận Bình Thạnh gồm vợ chồng con cái, sáng chủ nhật nào cũng đùm rúm nhau ra đọc. Là cô sinh viên Trường Đại học Nhân văn, mỗi cuối tuần lại bắt xe buýt từ làng Đại học đến với thư viện… Hay đơn giản chỉ là những người tập thể dục mỗi sáng tại công viên, thói quen mỗi sáng chủ nhật ghé thư viện xem sách.

Chị Nguyễn Thị Hồng (Phạm Ngũ Lão, Q.1) cho biết, thỉnh thoảng vào mỗi sáng chủ nhật chị lại chở hai con nhỏ ra đây để đọc sách. “Nhờ vậy mà các bé nhà mình ngày càng ham đọc sách, cứ cuối tuần là giục mẹ đưa đi”

Ni dài nhng cánh tay yêu sách

Đó là tham vọng lớn nhất của thầy Vỹ với thư viện sách di động miễn phí. “Nhân rộng mô hình đến với những nơi còn khó khăn trong việc tiếp cận sách, để các em nhỏ con nhà nghèo cũng được đọc sách. Là đưa thư viện ra ngoài đảo như Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, đến với những vùng nông thôn ở các tỉnh nghèo. Hay chỉ là mở một thư viện tại gia ở nhà thầy Q.8 để học sinh nghèo quanh đó có nơi để đọc…” – Thầy Vỹ trăn trở.

Thy V cho biết, thư vin di đng min phí này đã đưc S Thông Tin và Truyn Thông TP.HCM cp phép hot đng cách đây 3 năm. Hai tháng mt ln, thy li đi đu sách đ làm mi thư vin.

Không chỉ dừng lại ở đó, thầy Vỹ còn tham vọng đưa thư viện tiếp cận được với lượng lớn độc giả nước ngoài. Suốt 3 năm qua, mỗi tháng thầy đều trích một phần tiền lương giáo viên của mình, gom góp để mua những cuốn sách ngoại văn đắt đỏ. Đến nay, số lượng sách ngoại văn của thư viện đã lên tới hàng trăm cuốn ở nhiều lĩnh vực.

“Với độc giả nước ngoài, mình vừa giới thiệu được với họ về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, vừa trao đổi học được cách sắp xếp thư viện khoa học. Có một độc giả người Mỹ cũng mở mô hình thư viện sách miễn phí tại đất nước họ, đã hứa sẽ tặng cho thư viện của thầy một lượng sách ngoại văn” – Thầy Vỹ vui mừng cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều năm qua, thư viện sách miễn phí của thầy và những người bạn cũng đã tặng hàng trăm cuốn sách về kỹ năng sống, về văn hóa, lịch sử… cho nhiều trường tiểu học ở Q.4 như Tiểu học Khánh Hội B, Tiểu học Bạch Đằng… “Mong muốn tạo ra một góc đọc sách thân thiện với các bé trong chính nhà trường để tăng niềm ham đọc sách ở mỗi bé ngay từ khi còn nhỏ. Các bé có thể đọc ngay trên ghế đá hay góc căng tin, dưới tán cây vào mỗi giờ ra chơi”.

Bài, nh: Yến Hoa

Bình luận (0)