Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Đàm phán lương và những sai lầm đáng tiếc

Tạp Chí Giáo Dục

Nói về vấn đề lương, các ứng viên thường có tâm lý vòng vo, ý nhị, ngại nói thẳng. Đó là một trong những lý do khiến họ mắc phải những sai lầm bị cho là ngớ ngẩn

Để buổi đàm phán lương có kết quả như ý, bạn nên tránh 4 điều sau:  

Không có sự chuẩn bị 

“Tôi đã hơi bối rối khi hỏi ý kiến quá nhiều người rằng mức lương tôi nên đưa ra là bao nhiêu? Mỗi người một ý kiến và con số khác nhau khiến tôi càng băn khoăn hơn”. Chính vì sự tìm hiểu sơ sài này mà bạn sẽ mất đi sự tự tin khi trả lời nhà tuyển dụng mức lương mà bạn yêu cầu. 

Ngoài hỏi ý kiến mọi người, bạn nên tự làm điều tra của riêng mình bằng cách tìm thông tin trên mạng, từ các diễn đàn hoặc từ các trang việc làm để có được thông tin khách quan nhất. Sau tất cả nghiên cứu đó, bạn hãy chọn ra một con số hợp lý và nhất quán để nói với nhà tuyển dụng con số đó nếu mức lương họ đưa ra thấp hơn bạn mong muốn. Vì đã có sự chuẩn bị trước nên bạn sẽ rất tự tin khi nói về vấn đề này với nhà tuyển dụng.  

“Mèo vờn chuột” với nhà tuyển dụng 

Luôn miệng nói với nhà tuyển dụng rằng bạn là nhân viên năng động và luôn thích các thử thách mới, bạn rất có duyên với khách hàng,… Nhưng đó không phải cách để bạn đề cao mình, nên thành thật với bản thân không nên quá phô trương nhằm thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là người tài vì thế họ nên đưa ra mức lương hợp lý nếu muốn có bạn. 

Vấn đề ở đây không phải là sự phô trương của bạn mà sự tự tin bạn thể hiện trong suốt buổi phỏng vấn sẽ là yếu tố để họ đưa ra quyết định.  

So sánh 

Nếu bạn nhảy việc hay chuyển sang làm một lĩnh vực mới thì bạn nên tìm hiểu kỹ mức lương của vị trí công việc mới. Ví dụ, một người chuyển từ công ty lớn sang một công ty nhỏ hơn thì chắc chắn mức lương khó mà có thể cao hơn hay thậm chí bằng. Tùy vào tình huống của bạn mà đưa ra một mức lương hợp lý nhưng tuyệt đối không được đưa ra sự so sánh giữa mức lương họ đưa ra với mức lương cũ của bạn.  

Theo những lời khuyên sai 

Có rất nhiều những lời khuyên, tư vấn về đàm phán mức lương nhưng bạn phải chú ý rằng những lời khuyên đó giờ có còn phù hợp nữa hay không? Ví dụ những lời khuyên như trì hoãn việc nói về mức lương càng lâu càng tốt, không đưa ra con số cụ thể khi được hỏi hay trì hoãn việc trả lời tới một tuần. Điều này chỉ khiến công ty có thể suy nghĩ lại về việc tuyển dụng bạn. Nên khôn ngoan để biết áp dụng chúng đúng lúc và đúng chỗ nếu bạn muốn được một công việc ưng ý.  

Thủy Nguyễn (dan tri)

Bình luận (0)