Trong cơ chế thị trường, đây là câu hỏi thường xuyên được đặt ra. Trong bối cảnh lạm phát và kiềm chế lạm phát hiện nay, câu hỏi này lại càng được đặt ra nhiều hơn.
Trước hết, cần lướt qua tốc độ tăng, giảm giá trên các kênh trong 5 tháng qua, vì đây tuy là quá khứ, nhưng “quá khứ là kinh nghiệm”.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng qua tăng khá cao, trong đó có những nhóm, mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung. Tới đây, CPI của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và tính chung cả năm có thể sẽ vượt 12,63% của năm 2007, năm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể vượt qua mốc 15%!
Những người đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa, nếu vay vốn để giữ hàng trong điều kiện vay vốn khó, lãi vay, cộng với tiền thuê mua địa điểm sản xuất, kinh doanh cao như hiện nay, thì lợi nhuận cũng rơi vào túi ngân hàng và vào túi chủ cho thuê mặt bằng.
Còn sản xuất, kinh doanh bằng vốn của mình, nếu lợi nhuận thấp, do tốc độ tăng giá chậm lại với mức thấp hơn mức lãi suất tiết kiệm hiện nay (1,16%/tháng), thì gửi tiết kiệm còn hơn.
Giá vàng trong nước mấy năm qua tăng rất cao, gần như cao nhất trong các kênh; nhiều người đã thốt lên “vàng bỏ ống cũng có lãi”. Tuy nhiên, giá vàng trong nước đã chuyển từ tình trạng cao hơn giá thế giới trong nhiều thời gian trước (có lúc cao hơn đến 3 triệu đồng/lượng), sang tình trạng thấp hơn giá thế giới.
Vì vậy, theo người viết, việc mua vàng cần lưu ý tới hai điểm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng qua tăng khá cao, trong đó có những nhóm, mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung. Tới đây, CPI của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và tính chung cả năm có thể sẽ vượt 12,63% của năm 2007, năm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể vượt qua mốc 15%!
Những người đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa, nếu vay vốn để giữ hàng trong điều kiện vay vốn khó, lãi vay, cộng với tiền thuê mua địa điểm sản xuất, kinh doanh cao như hiện nay, thì lợi nhuận cũng rơi vào túi ngân hàng và vào túi chủ cho thuê mặt bằng.
Còn sản xuất, kinh doanh bằng vốn của mình, nếu lợi nhuận thấp, do tốc độ tăng giá chậm lại với mức thấp hơn mức lãi suất tiết kiệm hiện nay (1,16%/tháng), thì gửi tiết kiệm còn hơn.
Giá vàng trong nước mấy năm qua tăng rất cao, gần như cao nhất trong các kênh; nhiều người đã thốt lên “vàng bỏ ống cũng có lãi”. Tuy nhiên, giá vàng trong nước đã chuyển từ tình trạng cao hơn giá thế giới trong nhiều thời gian trước (có lúc cao hơn đến 3 triệu đồng/lượng), sang tình trạng thấp hơn giá thế giới.
Vì vậy, theo người viết, việc mua vàng cần lưu ý tới hai điểm.
(Ảnh minh họa: vietbao.vn) |
Một, cần tính đến khả năng tỷ suất lợi nhuận có đạt cao hơn lãi suất tiết kiệm với mức lãi suất tiết kiệm tối thiểu là 14%/năm, với mức giá vàng hiện tại 37,5 triệu đồng/lượng, thì sau một năm giá vàng sẽ phải đạt trên 43,2 triệu đồng/lượng thì mới có lợi, cũng tức là giá vàng thế giới phải vượt qua mức 1.710 USD/ounce? Điều đó là khó xảy ra.
Hai, cần lưu ý, khi giá tăng cao, sẽ xảy ra hiện tượng bán chốt lời.
Giá USD hiện có một số điểm đáng lưu ý. Sau động thái tăng mạnh tỷ giá VND/USD vào 11/2, việc kiểm tra, thanh tra các điểm thu đổi ngoại tệ sau đó, thị trường ngoại tệ tự do đã thu hẹp, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh, thậm chí có lúc, có nơi ở thị trường tự do còn thấp hơn thị trường chính thức. Giá USD khá ổn định, khó có thể tăng lên theo định kỳ (khoảng 6 tháng một lần) như trước đây. Vì vậy, có lẽ không nên mua USD.
Hai, cần lưu ý, khi giá tăng cao, sẽ xảy ra hiện tượng bán chốt lời.
Giá USD hiện có một số điểm đáng lưu ý. Sau động thái tăng mạnh tỷ giá VND/USD vào 11/2, việc kiểm tra, thanh tra các điểm thu đổi ngoại tệ sau đó, thị trường ngoại tệ tự do đã thu hẹp, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh, thậm chí có lúc, có nơi ở thị trường tự do còn thấp hơn thị trường chính thức. Giá USD khá ổn định, khó có thể tăng lên theo định kỳ (khoảng 6 tháng một lần) như trước đây. Vì vậy, có lẽ không nên mua USD.
Trong khi đó, sau một thời gian tăng rất cao, hiếm có kênh đầu tư nào sánh được, thị trường bất động sản đang có sự chững lại, người bán thì vất vả, muốn đẩy nhanh để thu hồi vốn và trả lãi; người mua thì chần chừ, chờ giá thấp nữa mới mua.
Theo khu vực, địa bàn Hà Nội có mặt bằng giá rất cao, trong khi Tp.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu,… có mặt bằng giá thấp hơn nhiều; do đó, có một dòng vốn đang từ khu vực Hà Nội “chạy” về các tỉnh, “chạy” vào trong Nam để đầu tư. Cũng vì vậy mà khu vực Hà Nội sẽ chững lại và giảm, khu vực các tỉnh lẻ, phía Nam tưởng sẽ đắt lên, nhưng do nguồn vốn đầu tư vào bất động sản ở phía Nam chủ yếu là nguồn vốn vay, nên cũng khó tăng.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng được dự đoán sẽ sôi động trở lại, bắt đầu từ giữa hoặc cuối năm 2012. Dự đoán này xuất phát từ nhiều yếu tố. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 sẽ cao hơn 2011 và 2010. Nhu cầu đầu tư và mua sắm bất động sản sẽ được phục hồi. Dân số Việt Nam hàng năm vẫn tăng gần 1 triệu người; nhu cầu tăng do tách hộ, con cái ra ở riêng. Lượng Việt kiều về nước định cư hoặc mua nhà chuẩn bị cho việc định cư sẽ tăng mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản nói riêng sẽ phục hồi. Giá bất động sản chững lại hoặc giảm xuống cũng sẽ là thời điểm cho việc mua vào.
Thị trường chứng khoán hiện đang ở vùng đáy, cả về điểm số, cả về dòng tiền, cả về tâm lý. Tuy nhiên, “vùng đáy” cũng là một vùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dũng cảm và thông minh để có thể thu được tỷ suất lợi nhuận cao; còn các nhà đầu tư khác thì chưa nên gia tăng đầu tư vốn vào lúc này, ít nhất cũng từ nay đến hết tháng tám.
Những người có lượng tiền lớn, có kinh nghiệm trong đầu tư, thì việc gửi tiết kiệm có thể được lựa chọn để tạm trú, chờ cơ hội đầu tư vào những kênh có lãi thực cao hơn?
Theo khu vực, địa bàn Hà Nội có mặt bằng giá rất cao, trong khi Tp.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu,… có mặt bằng giá thấp hơn nhiều; do đó, có một dòng vốn đang từ khu vực Hà Nội “chạy” về các tỉnh, “chạy” vào trong Nam để đầu tư. Cũng vì vậy mà khu vực Hà Nội sẽ chững lại và giảm, khu vực các tỉnh lẻ, phía Nam tưởng sẽ đắt lên, nhưng do nguồn vốn đầu tư vào bất động sản ở phía Nam chủ yếu là nguồn vốn vay, nên cũng khó tăng.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng được dự đoán sẽ sôi động trở lại, bắt đầu từ giữa hoặc cuối năm 2012. Dự đoán này xuất phát từ nhiều yếu tố. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 sẽ cao hơn 2011 và 2010. Nhu cầu đầu tư và mua sắm bất động sản sẽ được phục hồi. Dân số Việt Nam hàng năm vẫn tăng gần 1 triệu người; nhu cầu tăng do tách hộ, con cái ra ở riêng. Lượng Việt kiều về nước định cư hoặc mua nhà chuẩn bị cho việc định cư sẽ tăng mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản nói riêng sẽ phục hồi. Giá bất động sản chững lại hoặc giảm xuống cũng sẽ là thời điểm cho việc mua vào.
Thị trường chứng khoán hiện đang ở vùng đáy, cả về điểm số, cả về dòng tiền, cả về tâm lý. Tuy nhiên, “vùng đáy” cũng là một vùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dũng cảm và thông minh để có thể thu được tỷ suất lợi nhuận cao; còn các nhà đầu tư khác thì chưa nên gia tăng đầu tư vốn vào lúc này, ít nhất cũng từ nay đến hết tháng tám.
Những người có lượng tiền lớn, có kinh nghiệm trong đầu tư, thì việc gửi tiết kiệm có thể được lựa chọn để tạm trú, chờ cơ hội đầu tư vào những kênh có lãi thực cao hơn?
Theo Dương Ngọc
VnEconomy
VnEconomy
Bình luận (0)