Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngộ độc thực phẩm: Đừng nghĩ chỉ đơn giản là nôn ói, tiêu chảy…

Tạp Chí Giáo Dục

Ng đc thc phm không có gì là l đi vi hu hết mi ngưi. Tuy nhiên phn ln các ca ng đc thc phm là nh vi nhng triu chng như bun nôn, đau bng, tiêu chy… và thưng t khi sau 1-2 ngày, thm chí sau vài tiếng. Chính vì vy mà nhiu ngưi ch quan. Song trên thc tế đã có không ít trưng hp nguy kch, thm chí t vong, nht là khi th phm là vi khun C.botulinum…


Hai anh em b ng đc botulinum đang đưc điu tr tích cc ti Bnh vin Ch Ry. Ảnh: BVCC

Nhiu ngưi nguy kch và t vong

Từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn C.botulinum gây ra. Tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải nhập viện điều trị dài ngày, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong.

Cụ thể, ngày 13-5, tại TP.HCM đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn C.botulinum gây ra. Vụ thứ nhất do ăn bánh mì kẹp chả lụa, nạn nhân là hai anh em ruột (18 tuổi và 26 tuổi). Một ngày sau, cả hai đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, tiêu chảy và bắt đầu yếu cơ, khó nuốt. Người em nhập viện Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Sau đó, người anh cũng đến BV Chợ Rẫy điều trị. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ 2 BV thống nhất cho 2 anh em cùng điều trị tại BV Chợ Rẫy. BV Chợ Rẫy nhận thuốc giải độc BAT vào đêm 25-5 nhưng đã quá “thời gian vàng” để điều trị cho 2 bệnh nhân này. Đến nay, cả hai bệnh nhân đã liệt cơ hoàn toàn, đang được thở máy, chăm sóc tích cực.

Cũng trong ngày 13-5, gia đình 4 người (ngụ TP.Thủ Đức) gồm một người dì cùng 3 anh em ruột (14, 13 và 10 tuổi) mua chả lụa từ người bán dạo để ăn với bánh mì. Đến ngày 14-5, 3 anh em được đưa vào BV Nhi đồng 2 cấp cứu trong tình trạng mệt lả và được chẩn đoán ngộ độc botulinum. Cả 3 bệnh nhi đã kịp thời được sử dụng số thuốc giải độc BAT cuối cùng ở Việt Nam, theo đó đến ngày 26-5, bệnh nhi 14 tuổi đã xuất viện. Tuy nhiên chân tay, sức cơ còn yếu, phải tiếp tục tái khám. 2 bệnh nhi còn lại vẫn đang phải thở máy và sẽ còn điều trị lâu dài.

Bệnh nhân thứ 6 bị ngộ độc botulinum tại TP.HCM trong ngày 13-5 là một người đàn ông 45 tuổi do ăn một loại mắm để lâu ngày. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại BV Nhân dân Gia Định ngày 15-5 trong tình trạng yếu sức cơ, khó nuốt. Diễn tiến bệnh chuyển nặng dần với các biểu hiện liệt cơ, nạn nhân phải thở máy. Dù các bác sĩ cố gắng điều trị nhưng nạn nhân dần suy đa cơ quan, ngưng tim và tử vong sau gần 10 ngày nhập viện.

Trước đó, tháng 3-2023, BV Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam đã tiếp nhận và điều trị cho 10 bệnh nhân ở xã Phước Đức và Phước Kim (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) bị ngộ độc botulinum. Trước khi nhập viện, các bệnh nhân này đều ăn cá chép ủ chua. Sau khi ăn khoảng 1 ngày thì tất cả đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt, yếu tay chân. Tại BV, nhiều bệnh nhân bị suy hô hấp nên phải thở máy, có 2 bệnh nhân bị liệt tứ chi và 1 bệnh nhân (nữ, 40 tuổi) tử vong sau 3 ngày điều trị.

Thc phm nào cũng có nguy cơ nhim vi khun C.botulinum

Vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) ở điều kiện thích hợp sẽ tạo thành độc tố. Độc tố của C.botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm; đặc biệt là các loại thực phẩm đóng hộp như sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm lên men yếm khí.

Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, vi khuẩn C.botulinum tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, gặp môi trường bất lợi nó tạo lớp vỏ bọc (nha bào); khi gặp môi trường thuận lợi, có dinh dưỡng, thiếu không khí, các nha bào này phá vỡ vỏ bọc, sinh sôi, phát triển và sinh độc tố. Do vậy, đối với những thực phẩm đã nhiễm vi sinh vật, nha bào, độc tố, tốt nhất là không nên tiếp tục sử dụng. Thực phẩm đóng hộp dễ có nguy cơ bị ngộ độc botulinum nhất.

Ng đc botulinum rt hiếm nhưng đưc biết nhiu vì tiên lưng nng, t l t vong cao. Bnh hi phc tương đi chm, thưng đ li di chng lâu dài; khi b ng đc nếu không đưc điu tr s chết sau 3-4 ngày. Hin nay vi các phương pháp điu tr tích cc, nhanh chóng, t l t vong còn khong 10%.

Ngoài ra, tất cả các loại thực phẩm khác như rau, củ, quả, hải sản vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn C.botulinum nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm và được ủ, bọc kín. Các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo; đặc biệt khi xu hướng sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm gia tăng, không đun chín kỹ thực phẩm trước khi ăn.

“Để phòng chống ngộ độc do botulinum, người dân chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Thực hiện ăn chín, uống sôi, trong đó ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối…) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn. Lưu ý, khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”, TS. Phan Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP.HCM – khuyến cáo.

Kim Anh

Bình luận (0)