Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bồi dưỡng giáo viên dạy sách mới bằng hình thức nào?

Tạp Chí Giáo Dục

My hôm nay, tôi đc đưc ý kiến ca giáo viên mt s tnh phàn nàn vic bi dưng giáo viên (BDGV) dy sách mi nhng năm qua không có cht lưng. Mt trong nhng nguyên nhân chính đưc nêu lên là do tình hình dch bnh nên cách BDGV trc tuyến (online) ít hiu qu.


Theo tác gi, hình thc bi dưng giáo viên qua online là tt nht (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Hiện nay, dịch bệnh đã giảm nên BDGV trực tiếp thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Vậy nên nhìn nhận và đề xuất giải pháp thế nào cho hợp lý?

Tôi là người đã qua 3 lần thay sách giáo khoa (chương trình trước 2000, chương trình 2006 và chương trình 2018). Những lần trước chưa có hình thức trực tuyến, BDGV chủ yếu là trực tiếp, nhưng qua hệ thống báo cáo viên cốt cán. Đại để, Bộ GD-ĐT triệu tập mỗi tỉnh/thành một số giáo viên cốt cán đi nghe các tác giả sách giáo khoa nói về sách mới, sau đó báo cáo viên cốt cán về tỉnh/thành bồi dưỡng lại cho một số giáo viên nòng cốt khác và từ đó mới tỏa đi các cụm/trường để BDGV trực tiếp đứng lớp. Cách BDGV này tạm hình dung như tác giả là F1, báo cáo viên là F2 và giáo viên nòng cốt là F3…, có nơi đến F4 và cuối cùng mới là giáo viên đứng lớp (F5). Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. BDGV trực tiếp có điểm tốt là sự tương tác giữa người trình bày và người nghe thuận lợi hơn, mặt đối mặt, có thể hỏi, đối thoại, chất vấn, giải đáp thuận tiện hơn hình thức online… Tôi nói thuận tiện hơn nghĩa là hình thức online vẫn có thể tương tác được như trực tiếp nếu giáo viên nhiệt tình và có ý thức trao đổi.

Tuy nhiên, hình thức BDGV trực tiếp bộc lộ nhiều hạn chế, chẳng hạn: Những người trực tiếp đứng lớp là giáo viên sẽ phải nghe lại thông tin từ F2-F3-F4. Qua các bậc như thế rất nhiều thông tin, ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa không còn nguyên vẹn nữa. Nó rơi rụng, sứt mẻ, méo mó…, chẳng còn nguyên hình là nó nữa; thậm chí nhiều báo cáo viên còn hiểu sai, trình bày sai ý đồ của tác giả sách, hạn hữu có trường hợp nói ngược lại tác giả sách giáo khoa… Đây không phải là ý thức cố tình làm sai mà thực tế là trình độ giữa các F không giống nhau, điều kiện, kinh nghiệm, sở trường khác nhau. Ông tổng công trình sư không thể thay được thợ và thợ cũng không thể thay được tổng công trình sư. Đó là chưa nói các cuộc BDGV trực tiếp thường là cơ hội cho giáo viên gặp nhau trong hè, kết hợp tham quan ở một nơi tập trung nào đó, nhất là các thành phố hoặc nơi nghỉ dưỡng… Kết quả là vui chơi sẽ nhiều hơn học tập.

Trong khi nếu BDGV online, báo cáo viên là chính tổng chủ biên, chủ biên, tác giả sách ngồi tại Hà Nội và truyền trực tiếp cho giáo viên ở bất kỳ nơi nào trên toàn quốc (các trường đều đã được nối mạng). Tức là thông tin từ F1 xuống thẳng F5, không rơi rụng đi đâu hết; giáo viên được trực tiếp nghe và tiếp nhận ý đồ, tư tưởng nguyên vẹn của tác giả sách mà lại tiết kiệm, không vất vả, không mất tiền đi lại, ăn uống… Thử hình dung một tác giả sách hay chủ biên từ Hà Nội phải vào tận Cà Mau hoặc miền Tây Nam bộ để BDGV một ngày thì sẽ như thế nào? Nhưng vấn đề không phải ngại khó, ngại khổ… mà là bất khả kháng. Vì cùng một thời gian BDGV, một chủ biên hoặc tổng chủ biên không thể chia mình ra mấy chục tỉnh/thành, mỗi bộ sách có huy động hết tất cả tác giả cũng không thể đáp ứng yêu cầu của các tỉnh/thành trong cả nước. Mà mỗi tỉnh/thành nếu BDGV trực tiếp cũng chỉ có thể là cốt cán; còn nếu bồi dưỡng cho tất cả giáo viên đứng lớp thì sẽ gấp hàng chục lần con số 63 tỉnh/thành. Có nghĩa là, yêu cầu chủ biên, tác giả sách BDGV trực tiếp đến từng giáo viên đứng lớp cho tất cả các tỉnh/thành là bất khả thi, là ảo tưởng. Trong khi BDGV qua online hoàn toàn làm được điều đó. Bồi dưỡng online nếu chất lượng đường truyền kém thì phải khắc phục chứ không phải lỗi của hình thức này. Còn bảo bồi dưỡng online tương tác không tốt, thì xin nói, ngay cả BDGV trực tiếp, hiệu quả tương tác cũng chẳng hơn gì nếu trình độ báo cáo viên và ý thức học hỏi của giáo viên kém.

Chúng ta đã và đang hô hào ứng dụng công nghệ thông tin, đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang cố gắng để thực hành tiết kiệm, làm sao thực hiện việc BDGV một cách hiệu quả, làm sao để giáo viên hiểu đúng, nguyên vẹn ý đồ của người soạn sách về nội dung và cách dạy? Câu trả lời, theo tôi, chỉ BDGV qua online là tốt nhất. Và như vậy các cơ quan quản lý và tổ chức bồi dưỡng cần có biện pháp khắc phục hạn chế, cũng như phát huy thế mạnh của hình thức này.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)