Hội nhậpThế giới 24h

Mỹ giữ tên lửa, chiến đấu cơ tại Jordan, Nga ngờ vực

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Mỹ ngày 15/6 cho hay, theo yêu cầu của Amman, Mỹ sẽ giữ chiến đấu cơ F-16 cùng tên lửa Patriot lại Jordan sau cuộc tập trận tại đây. Tuy nhiên, Nga nghi ngờ đây có thể là bước để người Mỹ lập vùng cấm bay bên trong Syria.
 
Chiến sự ở Syria sẽ có nhiều thay đổi khi Mỹ hỗ trợ vũ khí cho phe nổi dậy.
 Washington, vốn từ lâu đã kêu gọi Tổng thống Syria Assad từ chức, đã cam kết hỗ trợ quân sự cho quân nổi dậy Syria vào tuần này, khi cho rằng quân đội Syria đã dùng vũ khí hóa học, dù Damascus kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.
 Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phê chuẩn yêu cầu của Jordan, cho phép máy bay chiến đấu F-16 cùng tên lửa Patriot vẫn ở lại vương quốc được phương Tây ủng hộ này sau cuộc tập trận chung tại đây vào tuần tới.
 Trong khi đó các nhà ngoại giao phương Tây hôm thứ sáu vừa qua cho cho hay, Washington đang xem xét về một vùng cấm bay có giới hạn trên một phần Syria. Tuy nhiên, Nhà Trắng sau đó nhấn mạnh rằng việc áp dụng sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều so với vùng cấm bay họ đã từng áp dụng ở Libya và Mỹ không có quyền lợi quốc gia khi theo đuổi lựa chọn này.
 Nga, đồng minh của Damascus và là nước phản đối gay gắt hành động can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria, cho rằng mọi nỗ lực áp dụng vùng cấm bay, sử dụng F-16 và tên lửa Patriot từ Jordan sẽ là phi pháp.
 “Bạn không cần phải là chuyên gia giỏi để hiểu rằng điều này vi phạm luật quốc tế”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay.
 Ý tưởng đưa ra vùng cấm bay được Ai Cập, quốc gia Ả rập lớn nhất trong vùng, ủng hộ. Tổng thống Mohamed Mursi, người giữ khoảng cách với Washington lớn hơn so với người tiền nhiệm bị lật đổ, đã có bài phát biểu ở Cairo, để đưa ra quan điểm chống Tổng thống Assad của mình.
 Bất chấp khác biệt, Mỹ và Nga hồi tháng 5 đã công bố họ sẽ cố gắng tổ chức một cuộc đàm phán hòa bình, gồm chính phủ Syria và phe đối lập. Nhưng ngày tổ chức vẫn chưa được ấn định.
 Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho rằng các vụ tấn công hóa học do lực lượng Syria tiến hành và có bàn tay hỗ trợ của Hezbollah, khiến triển vọng đàm phán khó trở thành hiện thực.
 Sự tham gia của chiến binh Hezbollah vào lực lượng của ông Assad, đồng minh của Iran, đã kích động các chính phủ Ả rập, trong đó có Ai Cập – ủng hộ phe nổi dậy, hầu hết là người Hồi giáo Sunni và cũng là lực lượng thống trị thế giới Ả rập.
 Điều này cũng khoét sâu đối đầu sắc tộc ở khắp khu vực. Một số người đã hi vọng thế đối đầu này sẽ được giảm khi giáo sỹ ôn hòa Hassan Rowhani đắc cử Tổng thống ở Iran. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng ông thực sự có ít ảnh hưởng đối với lãnh tụ tinh thần quyền lực hiện nay ở Tehran.
 Phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ, Tổng thống Ai Cập Mursi đã yêu cầu Hebollah rút khỏi Syria sau khi đảng Anh em Hồi giáo của ông gia nhập đội ngũ chống Assad và các đồng minh Shiitte của ông. Tổng thống Ai Cập cho hay Cairo đã cắt quan hệ ngoại giao với Damascus.
 Đội quân hùng mạnh, được Mỹ ủng hộ của Ai Cập, nhiều khả năng sẽ không tham gia chiến sự ở Syria, nhưng với tinh thần tôn giáo hiện đang hừng hực, có khả năng ngày càng nhiều người tình nguyện ở Ai Cập sẽ sang hỗ trợ lực lượng nổi dậy tại Syria.
Theo DTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)