Hội nhậpThế giới 24h

“Không để khủng hoảng tái diễn”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Lãnh đạo các nước G20 cam kết xây dựng nhiều quy định hơn và đảm bảo cho các ngân hàng, thể chế tài chính minh bạch hơnVào phiên kết thúc của Hội nghị G20 tại thủ đô Washington diễn ra mới đây, đối diện với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, giới lãnh đạo các quốc gia thành viên G20 đã đạt được một thỏa thuận mang tính lịch sử là cùng chung tay giải quyết khủng hoảng tài chính thế giới để đảm bảo không tái diễn một cuộc khủng hoảng toàn cầu như vậy.

Cam kết xây dựng nhiều quy định

Tại Hội nghị, lãnh đạo các nước G20 cam kết xây dựng nhiều quy định hơn và đảm bảo cho các ngân hàng, thể chế tài chính được minh bạch hơn, kể cả những quy định về các hoạt động hợp tác xuyên biên giới để giám sát các ngân hàng đa quốc gia. Một giải pháp khác được G20 nhất trí cao là cần có một sự đánh giá khách quan, chính xác về hành động của các chính phủ đối với các cam kết đã thông qua, sao cho chúng được thực thi và hiệu quả rõ ràng. Nhật Bản cam kết cụ thể sẽ tăng khoản cho vay thông qua IMF lên đến 100 tỷ USD và kêu gọi các quốc gia giàu có hành động tương tự.

Được thành lập từ ngày 20/8/2003, khối G20 chiếm khoảng 60% dân số, 70% nông dân và 26% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của thế giới. Cho đến nay G20 có 19 quốc gia và EU tham gia, bao gồm các nước phát triển và những nền kinh tế mới nổi lên mạnh mẽ, trong đó lãnh đạo nòng cốt của nhóm là khối G4 bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi.

Bỏ qua nhiều quyết định quan trọng

Thành quả đạt được của Hội nghị G20 năm 2008 là to lớn. tuy nhiên xét về khía cạnh hành động thì lời cam kết của các nhà lãnh đạo G20 mới là định khung chung nhất, đơn giản, mỏng mảnh và rộng khắp trên các lĩnh vực. Họ bỏ qua các quyết định còn gây nhiều tranh cãi về cách thức xem xét lại toàn bộ các quy định tài chính cho tới năm 2009. Có những sự chia rẽ trong triết lý căn bản giải quyết vấn đề giữa hai bờ Đại Tây Dương: Châu Âu nhìn chung thích để nhà nước kiểm soát các thị trường, kể cả với vấn đề xuyên biên giới trong khi Mỹ nhấn mạnh đến các quy định của quốc gia và phản đối bất kỳ quy định nào về các cơ quan quản lý với quyền lực xuyên quốc gia. Thỏa thuận của G20 cũng không đề cập đến quy định về các quỹ vốn là điều mà Đức theo đuổi và mong muốn đưa vào nội dung chung. Do vậy, nhiệm vụ thực thi cụ thể hiệp ước chung đang được giao cho các bộ trưởng tài chính và cơ quan hữu quan mỗi nước với trách nhiệm phải bổ sung vào hiệp định khung đó những nguyên tắc chung cần thiết trước khi một Hội nghị thượng đỉnh khác được tổ chức vào ngày 30/4/2009 – 101 ngày sau khi ông Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ – và sau đó là mùa hè của năm tới. Điều đó cho thấy tầm khó khăn của vấn đề và quãng thời gian không nhỏ để thực hiện.

Là nước chủ nhà của Hội nghị G20, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ, George Bush tuyên bố rằng nước Mỹ có thể rơi vào một sự suy giảm kinh tế tồi tệ hơn cơn Đại suy thoái năm 1930 nếu chính phủ của ông không tiến hành những biện pháp giải cứu như vừa qua mà rõ nét nhất là gói giải pháp trị giá 700 tỷ USD. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng với những kết quả đạt được mang tính định khung như của G20 lần này thì hàng loạt thách thức khó khăn và cách thức thực hiện nó đang dồn lên vai nước Mỹ và cụ thể chính quyền của tân tổng thống Barack Obama. Tại Hội nghị G20 này, ông Barack Obama không có mặt nhưng hai đại diện của ông là cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine K.Albright và cố vấn cao cấp James A.Lech đã tham dự và có cuộc gặp gỡ cá nhân với lãnh đạo một số quốc gia bên lề Hội nghị.

Với sự có mặt của những nhà lãnh đạo các quốc gia chiếm tới 85% kinh tế thế giới, G20 sẽ đạt mục tiêu ổn định tình hình tài chính thế giới khi Mỹ, EU hoàn thành nhiệm vụ bình ổn các ngân hàng của mình và Nhật Bản, Trung Quốc, Saudi Arabia cam kết giúp đỡ tài chính cho các nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng. Nhưng như lời tổng thống Mỹ, George Bush phát biểu, một cuộc gặp, một hội nghị thượng đỉnh không thể giải quyết ngay lập tức và tất cả các vấn đề khó khăn của thế giới mà nó chỉ là bước khởi động của một tiến trình, trong đó tất cả thành viên G20 cũng như các nước khác trên thế giới cùng chung tay hành động mới hy vọng đưa nền kinh tế toàn cầu ra khỏi suy thoái.             

Hoa Chi –Tổng hợp (dddn)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)