Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh thủy đậu: Nếu chủ quan có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Tạp Chí Giáo Dục

T tháng 2 đến tháng 6 là thi đim bnh thy đu (trái r) xut hin nhiu. Ti Bnh vin Bnh nhit đi TP.HCM, trung bình mi tháng tiếp nhn hơn 100 ca mc thy đu, trong đó có mt s trưng hp nng phi th ôxy. Còn ti Hà Ni, t đu năm 2023 đến nay, mi tháng ghi nhn gn 200 ca. Bnh thy đu nếu không đưc điu tr kp thi và đúng cách có th dn đến biến chng nguy him như nhim trùng huyết, viêm phi, viêm não và dn đến t vong…


Tiêm vaccine là cách phòng nga bnh thy đu tt nht

Bnh không ch “dành” cho tr nh

Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ, chỉ có trẻ em mới bị thủy đậu. Nhưng trên thực tế vẫn có không ít ca bệnh thủy đậu là người lớn…

Điển hình là một bệnh nhân nam gần 30 tuổi. Trước khi nhập viện, bệnh nhân đột nhiên đau nhức người, nổi bóng nước toàn thân. Nghĩ là bệnh thông thường nên người bệnh tự mua thuốc uống nhưng không thuyên giảm mà càng nặng hơn nên anh đã đến bệnh viện gần nhà thăm khám. Tuy nhiên do tình trạng của người bệnh quá nặng – suy hô hấp cấp, viêm phổi nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy và dùng kháng sinh mạnh. Sau nhiều ngày được các bác sĩ điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát cơn nguy hiểm.

Một trường hợp mắc bệnh thủy đậu gây biến chứng là bệnh nhi Đ.H (27 ngày tuổi, Bắc Giang). Bệnh nhi được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Trước đó, khi bé H. được 5 ngày tuổi thì mẹ bị lây nhiễm thủy đậu từ chị của bé (7 tuổi). 9 ngày sau, người mẹ lây cho bé H. (lúc này mới được 14 ngày tuổi). Khi nhiễm bệnh, da bé xuất hiện các tổn thương dạng nốt phỏng ở đầu, toàn thân, liên tục có các cơn sốt 38,5 độ, ho nhiều, thở mệt. Trẻ được chẩn đoán viêm phổi trên bệnh nhân thủy đậu. Sau 4 ngày điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh, thấy tình trạng suy hô hấp của bé ngày càng tăng nên bệnh viện chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ  Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thăm khám, thực hiện siêu âm, chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu và tiến hành điều trị. Sau 7 ngày, bé dần hồi phục, các nốt ban phỏng nước đã khô và đóng vảy, viêm phổi được kiểm soát.

ThS.BS Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết: “Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu rất dễ gặp những biến chứng khó lường. Vì vậy, việc cha mẹ nhận biết được biểu hiện bệnh sớm, theo dõi dấu hiệu trở nặng để đưa con đến cơ sở y tế điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết”.

Nguy cơ t vong lên đến 30%

Theo bác sĩ Thảo, trẻ em mắc thủy đậu, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có nguy cơ tử vong cao, lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan. Trẻ mắc thủy đậu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn; đồng thời có thể để lại các biến chứng về thần kinh và một vài biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí tử vong.

“Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster gây nên. Thủy đậu biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng. Giai đoạn tiền triệu chứng thường kéo dài 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban. Người bệnh mệt mỏi, sốt từ 37,8-39,4 độ C. Ban trên da xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể. Ban lúc đầu có dạng dát sẩn, tiến triển đến phỏng nước trong vòng vài giờ đến vài ngày. Phần lớn các nốt phỏng có kích thước nhỏ 5-10mm, có vùng viền đỏ xung quanh. Các tổn thương da có dạng tròn hoặc bầu dục; vùng giữa vết phỏng dần trở nên lõm khi quá trình thoái triển của tổn thương bắt đầu. Các nốt phỏng ban đầu có dịch trong, dạng giọt sương, sau đó dịch trở nên đục; nốt phỏng bị vỡ hoặc thoái triển, đóng vảy; vảy rụng sau 1 đến 2 tuần, để lại một sẹo lõm nông. Ban xuất hiện từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày; trên mỗi vùng da có thể có mặt tất cả các giai đoạn của ban – dát sẩn, phỏng nước và vảy”, bác sĩ Thảo thông tin.

Không kiêng tm cho tr mc thy đu

“Hiện nay, vẫn có nhiều người quan niệm mắc bệnh thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió nên không tắm cho con. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng, khi trẻ mắc thủy đậu cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, chăm sóc da đúng cách để tránh nhiễm khuẩn khiến tình trạng của trẻ càng nặng hơn. Tắm bằng nước đun sôi để nguội, hạn chế dùng xà phòng tránh gây viêm nhiễm khi xà phòng đọng lại ở các nốt bong tróc. Bên cạnh đó, cần vệ sinh mắt mũi, răng miệng cho trẻ từ 2-3 lần/ngày bằng nước muối 0,9% vì thủy đậu có thể mọc trong miệng, nếu không vệ sinh có thể gây bội nhiễm”, ThS.BS Nguyễn Phương Thảo – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương – tư vấn.

Virus thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học. Vì vậy, để phòng bệnh tiêm vaccine là quan trọng nhất. Trẻ em tiêm vaccine ngừa thủy đậu từ 12-15 tháng tuổi, sau đó nhắc lại mũi 2 từ 4-6 tuổi thì sẽ được bảo vệ trọn đời. Nếu không tiêm nhắc lại mũi 2, trẻ vẫn có khả năng mắc thủy đậu. Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn, nếu chưa tiêm vaccine ngừa thủy đậu thì nên tiêm luôn 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 1-3 tháng. 

“Khi phát hiện trẻ mắc thủy đậu với các triệu chứng sốt, phát ban phỏng nước, cha mẹ nên cách ly trẻ với mọi người xung quanh để tránh lây nhiễm. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho uống thuốc hạ sốt thành phần paracetamol 10-15mg/kg cách 4-6 giờ/lần, kết hợp chườm ấm vừa phải để tránh gây vỡ, bỏng rát các phỏng nước trên cơ thể. Nếu trẻ có các biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, li bì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám”, bác sĩ Thảo khuyến cáo.

T.Huyn – N.Hà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)