Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Những triệu chứng cần đặc biệt chú ý khi ngủ dậy

Tạp Chí Giáo Dục

Thế nhưng, không nhiều người để ý tới những bệnh này, bởi vậy mà cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm thường bị bỏ qua. Bạn hãy lưu ý xem mình có gặp các triệu chứng như dưới đây mỗi khi ngủ dậy hay không để còn biết cách chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn nhé.

1. Tỉnh giấc sớm và mệt
Có những người có thói quen ngủ ít và thường xuyên tỉnh giấc sớm. Nếu tỉnh giấc sớm mà vẫn khỏe mạnh thì có thể bạn không phải lo lắng quá vì đó là do đồng hồ sinh học của cơ thể bạn đã quen như vậy. Nhưng nếu bạn tỉnh giấc sớm một cách bất thường kèm theo mất sức, mệt mỏi, chán nản, khó ngủ tiếp… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
Theo các chuyên gia sức khỏe, triệu chứng tỉnh giấc vào sáng sớm cùng với tâm trạng u uất, mệt mỏi… thường gặp ở những người có dấu hiệu rối loạn thần kinh, căng thẳng. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ.
Ảnh minh họa
2. Đói
Ngay khi tỉnh dậy mà bạn cảm thấy cơn đói cồn cào, kèm theo tâm trạng bất an, mất sức và các triệu chứng này chỉ mất đi sau khi bạn ăn thật nhiều, uống nhiều nước… thì rất có thể bạn đang có biểu hiện của bệnh tiểu đường. Khi bạn đói là cơ thể bạn cảnh báo lượng đường huyết trong cơ thể giảm, cần được bổ sung nhanh chóng.
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường mà có dấu hiệu này thì chứng tỏ bạn có chế độ ăn uống và uống thuốc chưa thích hợp khiến cơ thể không kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
3. Cứng người
Khi thức dậy, nếu thấy các cơ, khớp trong cơ thể có dấu hiệu cứng đơ, khó hoạt động hay vận động… thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo của bệnh khớp. Thông thường, trong trường hợp này, bạn sẽ cần một vài phút để khởi động và làm nóng cơ thể để các cơ, khớp dần dần nới rộng, giảm sự căng cứng.
Một số người có tiền sử dị ứng như viêm cơ da, vết ban đỏ, da xơ cứng… cũng có hiện tượng người đơ cứng vào sáng sớm.
4. Hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi khó chịu sau khi ngủ dậy có thể là một biểu hiện của bệnh dạ dày (do dư thừa axit trong dạ dày) hoặc bệnh răng miệng.
Các bệnh như nhiễm trùng nướu răng, răng sâu có lỗ hổng, nhiều cao răng, lưỡi bị viêm là nơi mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi. Hơi thở hôi cũng có thể là do chế độ ăn uống của bạn vào tối hôm trước chứa nhiều chất kích thích, chất béo khó tiêu… Bạn nên đi khám để biết nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bệnh ở dạ dày, răng miệng thì cần được điều trị sớm. Còn nếu do thức ăn thì nên hạn chế ăn các loại thịt, chất béo khó tiêu, nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
Theo aFamily.vn 

Trí Thức Trẻ


 

Bình luận (0)