Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Giảm tiểu đường bằng đậu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các cây họ đậu có độ đạm cao, giàu vitamin và khoáng chất, nhiều nhất là can-xi. Hàm lượng ngọt thấp, thích hợp cho việc chữa trị bệnh tiểu đường. Có tất cả 8 thang thuốc dưới đây:

– Thang 1: Giúp bệnh nhân tiểu đường bổ âm, nhuận táo, ích khí, gồm: 900gr đậu hủ tươi (không chiên vàng), 100gr cải xà-lách xoong, 200gr hẹ, 100gr khổ qua (mướp đắng) xanh bỏ hạt, 3 muỗng dầu mè (hoặc dầu đậu nành). Đậu hủ thái miếng nhỏ, khổ qua thái lát mỏng, hẹ cắt khúc dài 5cm. Xào đậu hủ với 2 muỗng dầu mè, sau 5 phút cho vào 300ml nước, đun vừa sôi tăm cho khổ qua, cho hẹ vào nấu thêm 10 phút. Ăn nguội với 2 buổi trưa, chiều. Đổ muỗng dầu mè còn lại vào xà-lách xoong, thêm chút bột nêm, phơi sương, sáng sớm dậy ăn trước lúc đánh răng. Liên tục 15 ngày.
– Thang 2: Bổ gan, kiện tỳ, thanh nhiệt, đêm không khô họng, gồm: 250gr đậu xanh, 500gr bí ngô vàng (bỏ ruột). Bí thái hạt lựu, đậu xanh đãi sạch. Cả 2 hầm trong 1,5 lít nước còn 450ml, nêm gia vị (không đường) vừa ăn. Chia làm 4 phần, ăn trong ngày. Liên tục 4 tuần.
– Thang 3: Bổ ngũ tạng, kiện tỳ, bổ huyết, trừ mỡ trong gan và máu, giảm độ đường, chống béo phì; người cao tuổi, phụ nữ sinh đẻ nhiều giảm tăng huyết áp, gồm: 100gr tương hạt, 200gr nấm rơm nụ, 5 muỗng dầu đậu nành, 200gr đậu hủ không chiên (thái sợi hay hạt lựu). Xào đậu hủ với nấm rơm, lửa to, 10 phút sau cho tương hạt vào nấu chung với 500ml nước còn 250ml. Ăn làm 2 lần/ngày. Liên tục 15 ngày.
– Thang 4: Người bệnh tiểu đường thời kỳ thứ 2 thường chóng mặt, khô họng, hay khát, sáng và tối dễ bị nôn mửa, bộ tiêu hóa hấp thụ kém, gồm: 150gr đậu hủ chiên (không quá vàng), 50gr cà chua chín đỏ, 50gr thịt nạc dê non, dầu đậu nành (hoặc dầu mè), 150 đậu đen đãi sạch, cà chua băm nhỏ cho vào xào chung với thịt dê, vừa săn thịt cho thêm đậu hủ thái miếng 3 x 3cm vào đảo đều, sắc chung với 700ml nước và đậu đen, nấu nhừ còn 300ml. Ăn 3 lần/ngày.
– Thang 5: Hạ đường trong máu và thanh nhiệt: 100gr thịt khổ qua già còn xanh vỏ, 150gr đậu hủ miếng không chiên, 50gr rau má dây (cả rễ). Xào khổ qua với 3 muỗng dầu đậu phộng, vừa chín tới cho đậu hủ vào, sau 3 phút, nấu chung với 700ml nước còn 350ml, cho thêm rau má vào xào 5 phút nhắc xuống. Ăn 3 lần/ngày. Liên tục 4-6 tuần.
– Thang 6: Bổ thận dương, bổ huyết, ích khí, tăng hấp thu tiêu hóa, gồm: 150gr đậu đỏ, 30gr huỳnh tinh, 20gr mật ong. Đậu đãi sạch nấu với 0,5 lít nước, nấu nhừ, cho mật ong và huỳnh tinh vào khuấy đều còn 300gr. Chia làm 3 phần ăn trong ngày.
– Thang 7: 150gr đậu cô ve (bỏ vỏ), 5gr gừng tươi, 500gr đậu rựa, 10gr tim sen, 100gr thịt nạc lợn, 5gr dầu đậu nành. Thịt lợn thái lát mỏng xào chung với hạt đậu cô ve, gừng tươi. Đậu rựa tước bỏ gân, xơ, cho vào 800ml nước, nấu chung với hạt đậu cô ve và tim sen. Sau 90 phút, đậu mềm, còn 300ml nước canh. Chia làm 3 phần ăn trong ngày, cách 1 hoặc 2 ngày/lần.
– Thang 8: Dưỡng huyết, hạ đường, gồm: 150gr đậu hủ tươi, 100gr mộc nhĩ, 100gr bồ ngót. Sao khử thổ vàng mộc nhĩ và bồ ngót, tán nhuyễn, đậu hủ tươi tán bột. Cho cả 3 thứ vào lọ thủy tinh với 15gr mật ong, khuấy đều. Sau 5 ngày, ăn mỗi ngày 2, 3 lần. Cho đến khi hồi phục.
Đông y sĩ Kiều Bá Long (TNO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)