Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bài dự thi giải quyết tình huống giáo dục lần XI: Hai hiệu trưởng chưa “làm nên chuyện”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hiệu trưởng không nhất thiết “nhúng tay” vào hoạt động vui chơi thế này (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Hiệu trưởng là người quán xuyến tất cả mọi việc trong trường, không chỉ lãnh đạo mà còn phải biết đôn đốc, nhắc nhở anh em dưới quyền hoàn thành công việc được giao.
1. Có thể thấy hiệu trưởng trường A là người rất lo lắng đến công việc, luôn quan tâm tới mọi hoạt động của cơ quan. Tuy là giáo viên dạy ngoại ngữ nhưng việc dự giờ các tổ khác cũng rất cần thiết, nhưng không nhất thiết hiệu trưởng phải đánh giá sâu về mặt chuyên môn mà chỉ cần có ý kiến nhận xét về tác phong lên lớp, các bước thực hiện trong một tiết dạy là đủ. Việc dự giờ của hiệu trưởng trường A còn giúp cho anh em có thêm trách nhiệm về chuyên môn, thấy được sự quan tâm của ban giám hiệu đối với nhiệm vụ chính trị của mọi thành viên, phần nào tạo sinh khí và thúc đẩy phong trào dự giờ, thăm lớp để nâng cao chất lượng giờ dạy và đổi mới phương pháp. Nhưng hiệu trưởng trường A không biết dừng đúng lúc, đúng chỗ. Do quá ôm đồm nên hầu như ông đã làm thay mọi việc cho người khác. Các đồng sự dù muốn tham gia cũng ngán ngại và khi đã không biết nhúng tay vào làm thì sẽ thiếu kinh nghiệm. Vì thế, khi không có mặt hiệu trưởng mọi việc đều như “rắn mất đầu”.
Người lãnh đạo phải biết đâu là việc cần làm và không nên làm, dù mình có thể làm được. Chúng ta có thể làm hết mọi công việc ở nhà vì đó là chuyện trong gia đình nhưng đến cơ quan lại khác, nhất là đối với cán bộ quản lý. Vì ở cơ quan có rất nhiều con mắt dòm ngó, trong đó có cán bộ, giáo viên, công nhân viên thuộc cấp của mình. Nếu hiệu trưởng đứng ra làm mọi việc thì không bao giờ làm xuể mà hậu quả là thiếu sự phân cấp cần thiết. Bởi, ngoài ban giám hiệu còn có đoàn thể và các bộ phận, tổ nhóm khác. Chính sự cơ cấu đó chia việc cho tất cả mọi người và như thế ai cũng biết chung tay làm việc trên tinh thần hợp tác. Mặc dù được phong cho cái tên “hiệu trưởng toàn năng” nhưng hiệu trưởng trường A cũng chẳng có gì lấy làm vinh dự vì danh hiệu đó để trong ngoặc kép như một sự chê bai, phê phán.
2. Ông hiệu trưởng trường B lại thuộc “tuýp” người khác, nếu không nói là ngược lại. Ông quá thờ ơ với các hoạt động của trường, ngay cả hoạt động có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong học sinh như buổi chào cờ đầu tuần, ông cũng không “mặn mà” là bao. Nếu do bận công việc thì không sao nhưng lúc đó ông lại rất rảnh rỗi – đang ngồi uống nước trà, như vậy thật đáng chê trách. Ngoài căn bệnh quan liêu, ông còn mang thêm căn bệnh hình thức, lễ nghi không cần thiết khi phải xuất hiện bất ngờ như một vị khách lạ giữa tràng pháo tay của người quen. Tuy nhiên, so với hiệu trưởng trường A, ông có nhiều ưu điểm hơn: có năng lực tổ chức, có thiên hướng lãnh đạo… Nếu hạn chế được sự quan liêu, xa rời quần chúng thì ông sẽ là người cán bộ quản lý “làm nên chuyện”.
Tôi nhận thấy cả hai vị hiệu trưởng cần xem lại cách làm việc của mình.
Thanh Hiếu (Trung tâm GDTX Tân Bình) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)