Viết mục nơi sinh như thế nào? Điểm ưu tiên tuyển sinh? Tiếp tục tắc mắc về chuyển NV từ ĐH xuống CĐ? Mất bằng tốt nghiệp THPT có được dự thi ĐH? Đăng ký hai khoa cùng một khối thì dự thi thế nào? Trượt NV1 thì được xét tuyển NV2 bao nhiêu trường?
Hỏi: Em sinh ra ở phường Trang Minh, tên cũ là xã Bắc Hà. Vậy khi viết hồ sơ ở mục nơi sinh em nên viết là Trang Minh hay Bắc Hà?(namngo83@rocketmail.com)
* Trả lời:
Em nên viết theo đúng như trong giấy khai sinh, học bạ và bằng tốt nghiệp THPT. Các thông tin của các loại giấy tờ này và hồ sơ tuyển sinh cần phải thống nhất để thuận tiện cho việc nhập học sau này (nếu trúng tuyển).
Hiện nay em đang học lớp 12, năm nay em thi Học Viện Ngoại Giao, em là dân tộc Nùng, ở tỉnh Lạng sơn, vậy em được cộng bao nhiêu điểm?( huamanhtung@gmail.com)
Em là người dân tộc Nùng nên thuộc đối tượng ưu tiên 01 nhóm ưu tiên 1. Khi đi thi ĐH em sẽ được công tối đã thêm 2 điểm vào kết quả thi.
Bên cạnh đó, em học THPT ở Lạng Sơn nên còn được hưởng điểm ưu tiên khu vực KV1 với mức 1,5 điểm. Như vậy, em sẽ được hưởng tối đa 3,5 điểm vào kết quả thi ĐH năm nay.
Em đang là sinh viên, nhưng năm nay em muốn thi lại vào trường ĐH Kiến Trúc HN. Em muốn nộp hồ sơ ĐKDT tại trường thì ở mục 13 trong hồ sơ ghi như thế nào?( duy.nostop@yahoo.com.vn)
Mục 13 của hồ sơ ĐKDT có hai nội dung: Nơi nộp hồ sơ ĐKDT và Mã đơn vị ĐKDT.
Đối với mục nơi nộp hồ sơ ĐKDT em nộp tại trường nào thì ghi theo đơn vị Phòng đào tạo trường đó. Ví dụ em nộp trực tiếp cho ĐH Hà Nội thì ghi Phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội.
Về mã đơn vị ĐKDT thì theo quy định chung tất cả thí sinh khi nộp hồ sơ ĐKDT tại các trường ĐH, CĐ sẽ ghi là 99.
Em muốn hỏi là nếu em đăng ký NV1 thi vào trường HV Ngân Hàng, sau đó trượt thì có được lấy điểm vừa thi để xét tuyển theo NV1 vào hệ CĐ của HV Ngân hàng hay không? Hay vẫn phải xét tuyển theo NV2, vì em thấy hệ CĐ của HV không tổ chức thi.( trungh88@yahoo.com)
Trường HV Ngân hàng không tự động chuyển thí sinh trượt hệ ĐH xuống hệ CĐ. Thí sinh muốn theo học hệ này bắt buộc phải làm hồ sơ tham gia xét tuyển NV2 hoặc NV3 (nếu trường còn chỉ tiêu xét tuyển).
Để được phép tham gia xét tuyển NV2 (NV3) em phải trượt NV1 và có điểm thi đạt từ mức điểm sàn ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó em còn phải đáp ứng được yêu cầu điểm sàn mà trường đưa ra.
Để đăng ký NV1 vào hệ CĐ của trường HV Ngân hàng thì em sử dụng đồng thời cả hai mục 2,3 trong hồ sơ ĐKDT. Ở mục 2 là trường em đăng ký dự thi nhờ (bỏ trống mã ngành). Ở mục 3 là thông tin trường không tổ chức thi mà em có nguyện vọng học ( cụ thể ở đây là hệ CĐ của HV Ngân hàng)
Em giờ là thí sinh tự do (tốt nghiệp năm 2007), em muốn thi lại ĐH nhưng em đã làm mất bằng tốt nghiệp THPT. Hiện em vẫn còn giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Vậy em có thể thi lại ĐH được không?
Em giờ là thí sinh tự do (tốt nghiệp năm 2007), em muốn thi lại ĐH nhưng em đã làm mất bằng tốt nghiệp THPT. Hiện em vẫn còn giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Vậy em có thể thi lại ĐH được không?
Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời chỉ có giá trị trong thời gian học sinh chờ được cấp phôi bằng tốt nghiệp THPT. Sau khi học sinh đã nhận bằng thì nó không còn giá trị pháp lý gì nữa.
Nếu em để ý thì trong giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời luôn có dòng: Giấy này có giá trị đến ngày…
Như vậy nếu năm nay em dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của năm 2007 thì không thể dự thi được.
Theo Ban tư vấn thì hiện nay các thủ tục để xin được cấp lại bằng tốt nghiệp THPT dự phòng (đối với những người bị mất bằng) rất nhanh chóng. Em nên chủ động liên hệ với Sở GD-ĐT địa phương để được hướng dẫn cụ thể. Việc làm lại bằng tốt nghiệp không cần phải gấp rút miễn là trước ngày thi em có là được.
Em muốn hỏi nếu em nộp hồ sơ đăng kí vào 2 khoa của cùng một khối thi trong cùng một trường đại học thì có được không và nếu được thì khi đi thi SBD của em sẽ được xếp như thế nào?
Việc em nộp hồ sơ vào hai khoa cùng một khối thi của một trường nào đó là quyền của em.
Tuy nhiên, với trường hợp đó em sẽ nhận được hai giấy báo dự thi và nhiệm vụ của em là chọn 1 trong hai giấy báo để dự thi.
Về cách bố trí SBD có hai khả năng xảy ra. Một là bố trí hai số báo danh độc lập ứng với hai giấy báo. Giấy báo em không chọn thi thì số báo danh tương ứng sẽ được bỏ trống coi như em bỏ thi.
Hai là, sẽ bố trí chung một số báo danh nhưng sẽ căn cứ trên việc thí sinh chọn giấy báo nào để làm cơ sở xét tuyển vào ngành đăng ký (trường hợp này rất khó xảy ra).
Nếu em không đỗ nguyện vọng 1 thì em sẽ được xét nguyện vọng 2 ở mấy trường?( tuantu_mk4@yahoo.com)
Nếu em trượt NV1 một trường nào đó và có điểm thi đạt từ mức điểm sàn ĐH, CĐ trở lên sẽ được cấp giấy chứng nhận điểm thi số 1 và số 2.
Giấy chứng nhận số 1 dùng để đăng ký xét tuyển NV2; giấy số 2 dùng để đăng ký xét tuyển NV3.
Do giấy chứng nhận điểm thi chỉ cấp duy nhất một lần có đóng dấu đỏ của trường dự thi nên em chỉ được phép đăng ký duy nhất một NV2 và một NV3.
Lưu ý: Giấy chứng nhận điểm thi phô tô có công chứng sẽ không được chấp nhận.
Tôi có con học lớp 12. Cháu học ban khoa học tự nhiên. Năm nay cháu thi tôt nghiệp. Tôi cũng biết chia ra các ban học để nhằm nâng cao cho học sinh kiến thức ở các môn phù hợp với ban học nhưng khi thi tốt nghiệp thì thấy nói đề thi có 2 phần chung và riêng dành cho chương trình học chuẩn và không chuẩn. Tôi cũng nghe các bậc phụ huynh có con học trước đây bảo đề thi tốt nghiệp là chung cho mọi học sinh còn đề ra ở phần riêng là chỉ nhằm thêm điểm cho học sinh ở các lớp đã phân ban như vậy có đúng không ? Bây giờ nói đề thi có 2 phần: Phần chung dành cho học sinh ở ban cơ bản (Tức là chương trình không chuẩn) và phần riêng dành cho học sinh ở các lớp đã chia ra các ban học như ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội (tức là chương trình chuẩn ) như vậy có đúng không?( laemday@ymail.com)
Thật ra bạn đã hiểu sai bản chất của vấn đề. Xin khẳng định là không thể có hiện tượng như bạn nêu trên.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2009 thì đề thi mỗi môn đều có 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và nâng cao.
Phần riêng cho chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó, nghĩa là chuẩn hoặc nâng cao. Riêng thí sinh tự do được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài. Nếu thí sinh làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng không được chấm.
Tôi muốn biết điều kiện dự tuyển vào ngành kế toán của Đại học Tại Chức tại Cần Thơ?
Đối với hệ đào tạo tại chức thì tuân thủ theo quy chế đào tạo hệ vừa học vừa làm. Để có thể theo học tại trường bạn bắt buộc phải tham dự kì thi tuyển sinh hệ vừa học vừa làm do trường tổ chức. Thời gian thi, khối thi bạn nên chủ động liên hệ với Phòng đào tạo hệ tại chức của trường.
Về cơ bản để được phép dự thi bạn phải tốt nghiệp THPT hoặc BT THPT, không thuộc diện đối tượng đã bị cấm thi…
Em muốn đăng ký xét tuyển vào khoa quốc tế của ĐHQG Hà Nội. Vậy em có phải nộp 1 hồ sơ ĐKDT, điền vào mục 3 là “Khoa quốc tế…"”để nộp cho trường THPT của em không? Hay em chỉ cần đợi đến khi có kết quả thi ĐH rồi mới nộp hồ sơ xét tuyển?( key_a2@yahoo.com)
Khoa Quốc tế- ĐH Quốc gia HN không tổ chức tuyển sinh. Do đó em không cần phải làm hồ sơ ĐKĐT.
Phương thức xét tuyển của Khoa căn cứ vào kết quả thi đại học và quá trình học tập, rèn luyện ở bậc THPT. Cụ thể như sau:
– Hệ đào tạo bằng tiếng Nga, tiếng Pháp: Đạt điểm sàn tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trở lên (riêng đối với ngành Bác sỹ Nha khoa đạt 21 điểm trở lên), hoặc đang là sinh viên đại học, hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng; đạo đức tốt.
– Hệ đào tạo bằng tiếng Anh: Tốt nghiệp THPT, điểm trung bình năm lớp 12 từ 6.5 trở lên; đạo đức tốt.
– Hệ đào tạo bằng tiếng Trung Quốc: Tốt nghiệp THPT, điểm trung bình năm lớp 12 từ 6.0 trở lên; đạo đức tốt.
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ sau kì thi tuyển sinh ĐH năm 2009 đến hết ngày 15/9/2009
Ban tư vấn tuyển sinh (Dan tri)
Bình luận (0)