Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng mô hình hợp tác PPP đào tạo logistics

Tạp Chí Giáo Dục

Logistics là ngành khá mi Vit Nam, nhu cu nhân lc ln song danh mc ngành ngh vn chưa đáp ng nhu cu đào to.

TS. Trương Anh Dũng – Phó Tng cc trưng Tng cc GDNN – tr li phng vn báo chí

Xung quanh vấn đề này, Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) về những giải pháp giúp ngành logistics phát triển trong thời gian tới.

+ PV: Xin ông cho biết thc trng đào to ngành logistics ti Vit Nam hin nay như thế nào?

– TS. Trương Anh Dũng: Theo Thông tư 04/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2-3-2017 của Bộ LĐ-TB&XH ban hành về danh mục ngành nghề đào tạo cấp IV trình độ TC-CĐ, có 40 ngành nghề trình độ TC và 24 ngành nghề trình độ CĐ thuộc lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, danh mục ngành nghề này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Tính đến thời điểm này, cả nước có 24 trường CĐ-TC đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực logistics với quy mô đào tạo hàng năm từ 4.500 – 6.000 người. Ngoài ra, các trường và trung tâm GDNN đào tạo hàng năm từ 12.000 – 17.000 lượt người ở các trình độ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng về logistics.

+ Như ông nói, danh mc ngành ngh logistics vn chưa đáp ng nhu cu đào to. Vy Tng cc GDNN đã có gii pháp gì, thưa ông?

– Sắp tới chúng tôi sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách bao gồm xây dựng và ban hành những chính sách, quy định cụ thể gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp. Bổ sung danh mục ngành nghề đào tạo về ngành nghề logistics (sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BLĐTBXH); hoàn thiện cơ sở pháp lý về Hội đồng ngành. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò của ngành logistics.

+ Ông đánh giá thế nào v s gn kết gia doanh nghip và cơ s GDNN trong đào to ngành logistics?

– Bên cạnh các giải pháp nói trên, để đạt hiệu quả đào tạo trong ngành logistics, chúng tôi sẽ phối hợp với doanh nghiệp rà soát, đánh giá thực trạng đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo ngành logistics. Ngoài ra, gắn kết doanh nghiệp với đào tạo bằng cách đẩy mạnh đào tạo và phát triển trường nghề tại doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở GDNN.

+ Logistics là ngành khá mi Vit Nam, vy theo ông, đâu là mô hình mu đ hot đng đào to đt hiu qu?

– Trước đòi hỏi của ngành, chúng tôi đã thành lập Ban tư vấn đào tạo ngành logistics mà thành viên là đại diện doanh nghiệp, các trường CĐ… Thời gian tới sẽ thí điểm thành lập các hội đồng ngành; xây dựng mô hình hợp tác công tư (PPP) trong các hoạt động đào tạo, thí điểm mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp trong Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển (Aus4Skills) để nhân rộng. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường hợp tác đa phương, song phương trong nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở GDNN chất lượng cao tại Việt Nam; thực hiện liên kết, hợp tác tổ chức đào tạo nghề nghiệp…

+ Xin cm ơn ông!

T.Tri (thc hin)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)