Các nhà khoa học Anh đã tìm ra một loại thuốc có thể tăng cơ hội thoát chết cho người bị rắn cắn.
Một loại thuốc có sẵn có thể mang lại cơ hội sống cho người bị rắn cắn. Thí nghiệm cho thấy thuốc đã có tác dụng đối với động vật. Hoạt chất mà nhóm nghiên cứu phát hiện ra được gọi là dimercaprol.
Cho đến nay, chất này và dạng khác của nó là 2,3-Dimercapto-1-propanesulfonic acid (DPMS) trước đây được sử dụng chủ yếu cho những người bị ngộ độc kim loại như arsenic, thủy ngân, hoặc chì.
Nghiên cứu mới này cho thấy hai hoạt chất này cũng bảo vệ người bị nhiễm độc do rắn rắn. Đây là ý tưởng nghiên cứu của nhà hóa sinh học và sinh học phân tử Laura Oana-Albulescu của Trường Dược nhiệt đới Liverpool, Anh. Bà và các đồng nghiệp từ lâu đã tìm kiếm các hoạt chất có thể kết hợp các ion kim loại trong cơ thể với nọc rắn.
Mỗi năm có khoảng 138.000 người chết trên toàn thế giới do bị rắn cắn
Dimercaprol và DPMS chống lại các enzyme trong nọc rắn dựa vào các ion kẽm để phát huy tác dụng tiêu diệt của chúng. Hai thuốc này có tác dụng nhờ kết hợp các ion kẽm. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thành công thí nghiệm này và công bố các kết quả nghiên cứu vào ngày 6/5/2020 . Họ cũng đã tiến hành thí nghiệm trên động vật và kết quả cho thấy DPMS có thể ngăn chặn tử vong do nhiễm nọc độc của rắn lục hoa cân (saw-scaled viper). Đây là một trong những loài rắn độc phổ biến nhất, sống ở châu Phi, Trung Đông và châu Á, và số người bị loài rắn này cắn tử vong là rất cao. Mỗi năm có khoảng 138.000 người chết trên toàn thế giới do bị rắn cắn và 400.000 người bị các di chứng suốt đời.
Giá thành thấp và sẵn có
Điều quan trọng nhất là các nhà vật lý học khẳng định thuốc này có tác dụng qua đường uống. Cho đến nay, thuốc dimercaprol chủ yếu được dùng qua đường tiêm dưới dạng dung dịch dầu dựa trên dầu lạc.
Vì có thể được bào chế ở dạng thuốc viên, thuốc này sẽ rất tiện dụng để làm thuốc cấp cứu sau khi bị rắn cắn nếu người bệnh chưa được đưa đến bệnh viện ngay.
Các bác sĩ tham gia nghiên cứu tin rằng DPMS có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống từ lúc bị rắn cắn đến khi được các chuyên gia y tế trợ giúp, đặc biệt là trong khi chờ đến lúc dùng huyết thanh kháng độc. Nó không phải là thuốc chữa thay cho huyết thanh kháng độc, nhưng nó có thể cứu sống người, nhất là ở những nước mà điều kiện vận chuyển bệnh nhân mất nhiều thời gian cho đến khi người bệnh được dùng thuốc kháng độc.
Giáo sư sinh học các bệnh nhiệt đới của Trường Dược nhiệt đới Liverpool, ông Nicolas Casewell chuyên nghiên cứu về rắn cắn, nhấn mạnh rằng một trong những ưu điểm chính của DMPS là nó đã được phê duyệt dùng làm thuốc. Ông nói: “ưu điểm khi sử dụng hợp chất DMPS là nó đã được cấp phép sử dụng làm thuốc an toàn và giá cả vừa phải. Nó có thể vô hiệu hóa một cách hiệu quả nọc độc của rắn lục hoa cân qua các thí nghiệm, điều này cho thấy đây là loại thuốc rất tiềm năng để dùng để can thiệp sớm, trước khi bệnh nhân đến được bệnh viện sau khi bị rắn độc cắn”.
Tổ chức Y tế thế giới xếp rắn cắn vào loại mối đe dọa sức khỏe cần được ưu tiên chữa trị và đã đặt mục tiêu giảm ½ số ca tử vong và bị thương nặng do rắn cắn vào năm 2030. Điều này chỉ có thể đạt được nhờ một phần vào việc nghiên cứu tìm ra các loại thuốc mới và một phần vào việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở y tế có khả năng chăm sóc cho người bệnh được kịp thời hơn.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)