Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Luật Thực hiện dân chủ cơ sở vào trường học: Trao quyền để học sinh lên tiếng

Tạp Chí Giáo Dục

Khi Lut Thc hin dân ch cơ s đi vào trưng hc s càng phát huy mnh m vai trò, tiếng nói ca hc sinh. Mc tiêu “ly hc sinh làm trung tâm” ngày càng thc cht hơn.


Thy Nguyn Hùng Khương (Hiu trưng Trưng THPT Tenlơman, Q.1) trò chuyn vi hc sinh trong trưng

Hc sinh “đt hàng” hiu trưng

Đầu tháng 11-2023, khi vừa tiếp nhận vai trò Hiệu trưởng Trường THPT Tenlơman (Q.1), việc đầu tiên được thầy Nguyễn Hùng Khương làm trong ngày ra mắt gần 2.000 học sinh toàn trường là công khai số điện thoại, Zalo, Facebook cá nhân và kêu gọi học sinh cùng hiến kế, “góp sức” xây dựng nhà trường. Ngay sau đó, những tin nhắn và các cuộc điện thoại liên tiếp gửi, gọi cho thầy Khương. Thậm chí, nhiều học sinh còn đăng ký lịch để gặp trực tiếp trao đổi với thầy hiệu trưởng. Đơn cử, em N.S. (học sinh lớp 12) không ngần ngại, thẳng thắn bày tỏ khi gặp trực tiếp thầy hiệu trưởng: “Nội quy của nhà trường có quy định là nam không được để tóc mái dài qua chân mày. Hiện nay thời đại 4.0, việc ăn diện hay trau chuốt vẻ bề ngoài rất được quan tâm, vì vậy để tóc mái dài hơn một chút cũng giúp nhiều bạn nam tự tin hơn. Em mong thầy hiệu trưởng có thể xem xét lại quy định này”. “Những vấn đề được học sinh đề cập xoay quanh việc giảng dạy của giáo viên, ý kiến về cơ sở vật chất, góp ý với các hoạt động giáo dục, nội quy nhà trường. Có em bày tỏ mong muốn nhà trường tổ chức thêm giải bóng đá, đầu tư thêm các câu lạc bộ… Có em lại “đặt hàng” thầy hiệu trưởng sửa chữa nhà vệ sinh. Thậm chí, có em rất tâm huyết viết ra giấy rất nhiều gạch đầu dòng là những vấn đề mà học sinh trong trường đang quan tâm, mong muốn được nhà trường cải thiện. Những đề xuất, góp ý của học sinh thực sự rất xác đáng, là căn cứ để hiệu trưởng cùng Hội đồng sư phạm nhà trường nghiên cứu, bàn bạc để làm sao tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh”, thầy Khương chia sẻ.

Từ những đề xuất, góp ý của học sinh, thầy Khương đã tổ chức đối thoại để lắng nghe ý kiến của các em nhiều hơn. Thầy cho biết, trước mắt nhà trường sẽ xin chủ trương để sửa chữa nhà vệ sinh và tạo thêm nhiều sân chơi, hỗ trợ các câu lạc bộ hoạt động để học sinh có thêm môi trường phát triển năng khiếu, rèn luyện thể dục thể thao, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Từ thực tế đơn vị, thầy Khương cho rằng dân chủ trong trường học là làm sao tạo được môi trường thân thiện để học sinh được thẳng thắn trình bày quan điểm, ý kiến, phản biện để cùng chung sức xây dựng nhà trường chứ không phải chỉ áp đặt từ một phía là hiệu trưởng nhà trường. Mục tiêu “lấy học sinh làm trung tâm” phải được hiện thực qua chính tinh thần dân chủ trường học, để học sinh được bày tỏ, đề đạt nguyện vọng, được lắng nghe và đáp ứng.

Đáp ng nguyn vng chính đáng cho hc sinh

Khi năm học mới 2023-2024 diễn ra được vài tuần, Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.Thủ Đức) đã phát phiếu khảo sát ghi nhận ý kiến học sinh về các vấn đề như nhà vệ sinh, bữa ăn bán trú, sân chơi trải nghiệm trong trường… Em Hoàng Quân (học sinh lớp 3) nắn nót ghi trong phiếu khảo sát ý kiến: nhà vệ sinh trường còn có mùi hôi, món cánh gà chiên em thích nhất và đề xuất “mong muốn cô hiệu trưởng tổ chức thêm nhiều hoạt động vui nhộn trong trường để em và bạn bè được vui chơi”. Cô Thạch Thị Hoàng Anh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh) chia sẻ, nhà trường có hơn 2.400 học sinh; 100% học sinh ăn bán trú và học 2 buổi/ngày, do vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục, sân chơi, chăm sóc học sinh đặt ra nhiều vấn đề. Riêng việc tổ chức bán trú, với số lượng 100% học sinh ăn bán trú, việc ghi nhận ý kiến các em để cải thiện chất lượng bữa ăn, món ăn là hết sức cần thiết. “Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhà trường quan niệm rằng, để có thể giáo dục toàn diện học sinh thì trước hết phải tạo cho các em tâm thế vui vẻ khi đến trường. Muốn vậy, từ chính các hoạt động giáo dục, rèn luyện, sân chơi; từ việc tổ chức bữa ăn của nhà trường… phải thực sự thu hút học sinh. Do đó, nhà trường luôn tạo môi trường thoải mái nhất để học sinh được bày tỏ ý kiến qua việc lấy phiếu khảo sát, qua hòm thư góp ý, qua các hội nghị đối thoại với học sinh… Từng lớp học, giáo viên luôn khuyến khích các em trình bày ý kiến cá nhân của mình đối với những vấn đề trong trường học, qua đó sẽ có thêm sự điều chỉnh phù hợp”, cô Hoàng Anh chia sẻ.

Trong khi đó, cô Lê Thị Ngọc Anh (Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức) đánh giá, trong Luật Thực hiện dân chủ cơ sở, vai trò của học sinh được nêu lên mạnh mẽ nhất. Theo đó, học sinh được cùng tham gia góp ý, xây dựng, giám sát các nội dung chương trình giáo dục của nhà trường. “Hội đồng trường có sự tham gia của trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và cả học sinh nổi bật đại diện toàn trường – tham gia tất cả các cuộc họp để lấy ý kiến, phát huy cao tinh thần dân chủ. Trong Đại hội Đoàn trường, khi học sinh có ý kiến sẽ được Đoàn trường gửi lên cấp ủy, lãnh đạo nhà trường lắng nghe, đáp ứng. Trong năm học, nhà trường tổ chức đối thoại với học sinh 2 lần. Đặc biệt, khi tiếp nhận phản ánh đột xuất của học sinh về cơ sở vật chất, học tập, Ban Giám hiệu nhà trường xuống tận lớp trực tiếp đối thoại với các em để kịp thời tháo gỡ”, cô Ngọc Anh cho biết.


Cô Lê Th Ngc Anh (Hiu trưng Trưng THPT Hip Bình, TP.Th Đc) trao đi vi các em hc sinh v ba ăn bán trú

Theo cô Ngọc Anh, với những phàn nàn về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh, nhà trường đều từng bước cải thiện. Hiện nay, nhà trường đang xin kinh phí của Sở GD-ĐT để xây, sửa mới nhà vệ sinh cho học sinh. Riêng với hầu hết đề xuất của học sinh về sân chơi, nhà trường đều đáp ứng. Nhà trường hiện có rất nhiều câu lạc bộ thế mạnh như bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, nghệ thuật, văn học, làm hoa, đan len, sơ cấp cứu…, đa phần đều xuất phát từ nguyện vọng học sinh. “Một trong những ám ảnh của học sinh khi ăn cơm bán trú ở trường là cơm không ngon. Nhà trường thường xuyên tiếp nhận ý kiến đánh giá của học sinh về chất lượng bữa ăn và điều chỉnh. Cụ thể, học sinh từng phàn nàn là cơm không ngon, nhà trường đã đổi đầu bếp để các em được ăn các món ăn hợp khẩu vị hơn. Một phần cơm bán trú giá chỉ 32.000 đồng, song mỗi bữa ăn có 2-3 món mặn để các em lựa chọn theo sở thích. Cơm và canh được ăn theo khẩu phần, có tráng miệng…”, cô Ngọc Anh cho biết.

Đặc biệt, phát huy cao tinh thần dân chủ trong học sinh, cô Ngọc Anh cho biết trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường tạo điều kiện để đáp ứng nguyện vọng học môn lựa chọn của học sinh. Trong tháng đầu tiên của năm học mới, học sinh được quyền đổi nhóm môn học lựa chọn sau khi đã chọn, vì thế số học sinh xin đổi môn học tại trường rất ít. “Để Luật Thực hiện dân chủ cơ sở đi vào đời sống trường học một cách thiết thực nhất, nhà trường sẽ tổ chức thêm các buổi phổ biến, tập huấn về luật cho đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh biết, hiểu rõ để có sự đồng thuận cao nhất khi thực hiện”, cô Ngọc Anh nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

 

Bình luận (0)