Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Câu lệnh trong đề thi ngữ văn

Tạp Chí Giáo Dục

Gn đây có nhiu thy cô giáo băn khoăn v câu lnh trong đ thi văn nên như thế nào. Mt s ngưi lên tiếng phê phán các đ thi văn không có câu lnh…


Theo tác gi, dng đ m khó làm đáp án rõ ràng, vì vy giáo viên chm bài phi “vng tay”. Trong nh: Thy Võ Kim Bo (T trưng T ng văn Trưng THCS Nguyn Du, Q.1) lên lp dy môn văn khi 9. Ảnh: Y.Hoa

Đề thi văn truyền thống thường có bố cục 3 phần: dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề và yêu cầu thực hiện. Trong đó, yêu cầu thực hiện được gọi là câu lệnh. Ví dụ: Trong bài thơ Từ ấy, Tố Hữu có viết “… Tôi buộc lòng tôi với mọi người/ Để tình trang trải với trăm nơi/ Để hồn tôi với bao hồn khổ/ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời…”. Phân tích nội dung đoạn thơ trên. Liên hệ với các bài khác trong tập thơ Từ ấy, hãy phát biểu suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của Tố Hữu đối với quần chúng lao khổ (Làm văn 12 – Trần Thanh Đạm… NXB Giáo dục. 1992).

Từ chương trình 2006, sách giáo khoa Ngữ văn đã giới thiệu loại “đề mở” nhằm khuyến khích học sinh sáng tạo và vận dụng linh hoạt các thao tác, phương thức biểu đạt vào việc tạo lập văn bản. Đề mở là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn tự sự, miêu tả, không nêu mệnh lệnh gì về phương thức hoặc thao tác, kiểu bài; khác với loại “đề đóng”, “đề khép kín”. Đề mở không phải là dạng đề mới mẻ hoàn toàn. Những đề văn mở ở nước ngoài không thiếu, chẳng hạn nhiều người đều biết các đề văn thi vào đại học của Trung Quốc năm 2006 như: Viết một bài văn với tiêu đề “Một nét chấm phá về Bắc Kinh”; Viết một bài văn với chủ đề “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”; Lấy đôi vai làm chủ đề và viết một bài văn 800 chữ… Hoặc các đề văn của nhà sư phạm Xukhômlinxki: Thành thực là thế nào?; Vì sao con người phải sống ở trên đời?; Chúng ta và người lớn… Hoặc đây là một số đề văn nghị luận của Mỹ: Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nước: lợi và bất lợi?; Gây tổn thương trong bóng đá: có thể ngăn chặn được không?; Sức truyền tin rộng rãi của ti vi…

Đ văn có hoc không có câu lnh đu đưc, nhưng đc xong hc sinh phi hiu đúng nhim v ca mình; phi khơi gi đưc cm hng mun viết, mun bày t ý kiến ca riêng mình.

Trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS của Việt Nam, từ những năm 2002 trở đi, các đề văn mở như trên đã rất phổ biến. Ví dụ: Tiếng Việt giàu đẹp, Thuốc đắng dã tật, Không thể sống thiếu bạn, Hãy biết quý trọng thời gian… (Ngữ văn 7); Tuổi trẻ và tương lai đất nước, Hãy nói “không” với các tệ nạn… (Ngữ văn 8); Đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đức tính khiêm nhường… (Ngữ văn 9). Tương tự như thế, đề thi văn nghị luận trong sách Ngữ văn THPT (bộ nâng cao) tiếp tục quan niệm ấy. Chẳng hạn: Nếu không có sách nhân loại sẽ thế nào?; Anh (chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá?; Mỗi truyện ngụ ngôn có thể rút ra nhiều bài học; Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Vịnh mùa thu (Thu vịnh); Về một bài thơ trung đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích; Tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương qua một số bài thơ đã học hoặc đã đọc… Có thể thấy điểm chung khá thống nhất của các đề thi văn trên là chỉ nêu lên một đề tài, một vấn đề để người viết bàn luận và làm sáng tỏ. Tùy vào nội dung vấn đề, đề tài đó mà người viết lựa chọn và quyết định các thao tác nghị luận hoặc phương thức biểu đạt nào cho phù hợp. Cái hay của dạng đề này là phân hóa được học sinh rất rõ, người viết bài khó mà chép được “văn mẫu”, phải tự mình suy nghĩ và viết ra bằng lời văn của chính mình. Chương trình làm văn trước đây chủ yếu yêu cầu học sinh phân tích, giải thích, bình luận và minh họa những chân lý cho sẵn. Đó thường là những chân lý muôn thuở. Học sinh ít khi được bàn bạc, phản bác, lập luận nêu những suy nghĩ ngược chiều, thể hiện rõ cá tính và ý kiến độc đáo chủ quan của chính mình…


Hc sinh Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1) trong tiết hc môn văn. Ảnh: Anh Khôi

Chương trình ngữ văn mới cần dạy cho học sinh biết cách tạo ra ý, làm phong phú ý và biết lập luận, phản bác để bảo vệ ý kiến của mình. Nghĩa là tăng cường rèn luyện tính chủ động, tích cực trong suy nghĩ của học sinh. Nhưng cần lưu ý, dạng đề mở đã nêu không phải duy nhất, càng không phải là lối thoát duy nhất cho cách dạy làm văn, viết bài văn. Đã có hiện tượng một số thầy cô giáo chỉ tập trung vào dạng đề ấy, “thi đua” sáng tác ra những đề văn mở đến “mù mịt”, “vô bờ”. Nhiều đề văn bí ẩn đến tối om, bế tắc… đã ra đời; nhiều lối chấm bài tùy tiện, tùy hứng, đầy chủ quan đã bắt đầu xuất hiện. Dạng đề mở khó làm đáp án cho rõ ràng, rành mạch; giáo viên chấm bài phải rất “vững tay”; đáp án phải là “đáp án mở”, không bó chặt người viết vào một số ý nào (có sẵn, cho trước) mà chỉ nêu định hướng về cách giải quyết. Người giáo viên căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày của học sinh mà đánh giá, cho điểm. Chất lượng của bài viết cũng không thể lấy ngắn, dài để đo. Vấn đề là chất lượng, bài viết gãy gọn, sáng sủa; trình bày suy nghĩ hoặc kể lại câu chuyện một cách trung thực, cảm động… Và quan trọng, đó là suy nghĩ và lời văn của chính các em..

Đề văn có hoặc không có câu lệnh đều được, nhưng đọc xong học sinh phải hiểu đúng nhiệm vụ của mình; phải khơi gợi được cảm hứng muốn viết, muốn bày tỏ ý kiến của riêng mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”. Điều mà Bộ trưởng Tạ Quang Bửu từng quan tâm nhất cũng là “phải ra đề làm sao để các em nói đúng, nói thật từ chính kiến thức và những tình cảm, suy nghĩ sáng tạo riêng của mình”. Đó chính là yêu cầu cốt lõi nhất của việc dạy viết.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)